Người Pháp làm đường sắt ở Sài Gòn cuối thế kỷ 19_bxh ngoai hang anh

Bên cạnh các công trình mở rộng đường sá,ườiPháplàmđườngsắtởSàiGòncuốithếkỷbxh ngoai hang anh đào kinh rạch, xây dựng bến cảng để bốc dỡ, trung chuyển hàng hóa, việc thiết lập hệ thống đường sắt cũng được xem là nhiệm vụ cấp thiết của người Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa của mình.
![]() |
Một chuyến tàu Sài Gòn - Mỹ Tho chờ khởi hành vào ngày 20/7/1885, ngày tuyến đường sắt đi vào hoạt động. Ảnh: Maison Asie-Pacifique (MAP). |
Ngay sau khi xâm chiếm xong Việt Nam, người Pháp đã nhanh chóng hoạch định xây dựng tuyến đường sắt đi các tỉnh đồng bằng sông Mê Kông nhằm khai thác vùng đất màu mỡ này. Năm 1880, việc xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên ở Nam Kỳ, tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho, được quyết định và đưa vào khai thác năm 1885.
Bên cạnh đó, chính quyền cũng tiến hành xây dựng các tuyến đường xe điện trong nội đô bao gồm: Tuyến xe điện Route Basse đi dọc theo kinh Bến Nghé đến các chợ Sài Gòn và Chợ Lớn, chuyên chở hàng hóa và hành khách trong vùng trải dài từ Sài Gòn đến Hóc Môn; xe điện Route Haute phục vụ lưu thông giữa Sài Gòn và Chợ Lớn. Lộ trình trải dài, phần lớn trong vùng không có người sinh sống ở đồng Lăng Mộ.
Ngày 22/11/1880 (*), Hội đồng thuộc địa đã quyết định xây tuyến đường sắt Sài Gòn - Vĩnh Long với dự tính sau này kéo dài đến Phnom Penh. Nhiều buổi thảo luận đã diễn ra ở thuộc địa và ở Bộ Hải quân về điều kiện thực hiện chuyển nhượng và xây dựng tuyến đường sắt này.
Cuối cùng, họ đã đi đến thống nhất chỉ xây tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho, có chiều dài 71 km mà dự kiến sau này có thể nối Sài Gòn với Hà Nội qua sông Mê Kông bằng cách đi qua Phnom Penh cùng với một đường nhánh chạy về Battambang và Bangkok.
Công trình được chia làm hai phần: Cơ sở hạ tầng do thuộc địa phụ trách; các công trình phía trên đường sắt thuộc trách nhiệm của đơn vị được chuyển nhượng khai thác.
Cơ sở hạ tầng bao gồm một mặt là xây dựng 3 cây cầu Bến Lức, Tân An và Bình Điền. Mặt khác là đào đất và các công trình hầm cầu còn lại trên tuyến đường. Công trình xây 3 cây cầu lớn đã được đưa vào trong hồ sơ thầu ký với ông Eiel ngày 12/5/1880. Phần còn lại của công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong hồ sơ thầu ký với ông Morandiere ngày 18/3/1882. Cuối cùng, tuyến đường sắt đã mở cửa khai thác từ ngày 26/7/1885.
Để quản lý đường sắt, chính quyền thuộc địa không trực tiếp khai thác mà là chuyển tiếp. Việc khai thác đã đưa ra đấu thầu vào ngày 15/7/1889. Ông Will, đại diện tổng công ty xe điện Nam Kỳ, đơn vị đang khai thác tuyến xe điện Sài Gòn - Chợ Lớn, đã trúng thầu khai thác trong 10 năm kể từ ngày 15/9/1889.
Hệ thống đường xe lửa đã hình thành trước đây tiếp tục hoạt động và được cải tạo nâng cấp, mở rộng, tăng thêm toa, thêm đầu kéo.
(*) Hồ sơ số 5374, Phòng Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
相关文章
Nhận định, soi kèo Al Safa vs Abha, 22h45 ngày 16/4: Lực bất tòng tâm
Hư Vân - 16/04/2025 04:35 Nhận định bóng đá g2025-04-20Chú mèo nổi tiếng nhất thế giới: Ham học, đến lớp còn đều đặn hơn cả học sinh
Chú mèo "ham học"Vào một ngày mùa thu năm 1952, chú m&egra2025-04-20Nga rút lực lượng từ châu Phi về nước để bảo vệ Kursk
Quân nhân của công ty Bears. Ảnh: TelegramKhoảng 300 chiến binh của Bears đã đến thủ đô Ouagadougou2025-04-20Văn Quyết: “ĐTVN sẽ chơi với 200% sự tự tin”
-Tiền vệ Văn Quyết tin rằng ĐTVN sẽ có một kỳ AFF Cup thành công, khi toàn đội đã sẵn sàng ra trận v2025-04-20- Tiếp đón hiện tượng mùa này Real Sociedad trên sân nhà Nou Camp ởtrận đá sớm vòng 19 La Liga,Barca k2025-04-20
Quang Hải đi dạm ngõ, chọn ngày đẹp rước Thanh Huyền về dinh
Sáng 20/12, gia đình tiền vệ Nguyễn Quang Hảitất bật chuẩn bị đi làm lễ dạm ngõ với gia đình Chu Tha2025-04-20
最新评论