Bé 8 tuổi suýt vỡ ruột do táo bón kéo dài nhưng cha mẹ chủ quan_kèo bóng trực tiếp

Ngày 26/12,étuổisuýtvỡruộtdotáobónkéodàinhưngchamẹchủkèo bóng trực tiếp Khoa Phẫu thuật Nhi, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Đăng K. 8 tuổi, Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bụng chướng căng, quai ruột nổi, nôn dịch nâu bẩn, không đại tiện.
Người nhà cho biết, đã phát hiện K. có những triệu chứng như khó đại tiện, táo bón từ khi con được 3 tháng tuổi, tuy nhiên, do chủ quan nên không đưa đi điều trị.
Tới gần đây, trẻ không đại tiện được, bụng chướng căng dần, gia đình mới lo lắng và đưa con vào Bệnh viện Xanh Pôn khám.
Thăm trực tràng, bác sĩ phát hiện bóng trực tràng rỗng, phía trên có khối phân to làm gấp đại tràng, dùng sonde không đẩy lên được để thụt tháo. Kết quả chụp Xquang cho thấy quai ruột giãn to, chứa nhiều phân. Cháu bé được chẩn đoán phình đại tràng bẩm sinh, nguy cơ vỡ ruột do giãn đại tràng.
Ngay lập tức, kíp trực đã quyết định tiến hành phẫu thuật cấp cứu, làm hậu môn nhân tạo và sinh thiết đại tràng, cứu sống cháu bé.
Th.S BSNT. Dương Văn Mai, người trực tiếp tham gia ca phẫu thuật cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành làm hậu môn nhân tạo, dẫn lưu hồi tràng làm giảm áp lực ruột cho cháu bé. Đồng thời, lên kế hoạch cắt bỏ đoạn đại tràng vô hạch khi đã chuẩn bị đại tràng và sức khỏe bệnh nhi ổn định”.
Theo PGS.TS Trần Ngọc Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi, phình đại tràng bẩm sinh (vô hạch đại tràng, megacolon, hay bệnh Hirschprung) là tình trạng không có tế bào hạch thần kinh của đám rối cơ ruột ở một đoạn ruột, hay gặp ở trực tràng. Tần suất 1/5000 trẻ.
Bệnh biểu hiện với các triệu chứng chậm đi ngoài phân su 24h đầu sau sinh, khó đại tiện hoặc táo bón 5-7 ngày, lâu dần bụng chướng có thể biểu hiện bệnh cảnh tắc ruột.
PGS Sơn nhấn mạnh, đối với những bệnh nhân bị phình đại tràng bẩm sinh, nếu phát hiện và xử lý sớm có thể chỉ cần phẫu thuật 1 lần bằng phương pháp nội soi hoặc phẫu thuật qua đường hậu môn.
Tuy nhiên, bệnh nhi K. đến viện trong tình trạng bụng chướng căng và bệnh đã kéo dài nhiều năm, vì vậy cần phẫu thuật trong nhiều thì.
PGS.TS Trần Ngọc Sơn khuyến cáo, đối với những trẻ có biểu hiện chậm đi ngoài phân su 24h đầu sau sinh, có biểu hiện khó đại tiện hay táo bón, bụng chướng…, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện có chuyên khoa Ngoại Nhi để khám, chẩn đoán và điều trị sớm cho con.
Nguyễn Liên

Thanh niên 17 tuổi mắc ung thư đại tràng vì thói quen nhiều người mắc
Những người ngồi một chỗ quá lâu hoặc không bổ sung đủ chất xơ có nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
相关文章
Kết quả Juventus vs Lazio: Morata thay Ronaldo sắm vai người hùng
Juventus tiếp đón đối thủ khó chơiLazio ở vòng 26 Serie A,HLV Pirlo cất giữ một số trụ cột trên băng2025-04-13ĐT Triều Tiên đến Hà Nội, chuẩn bị cho trận giao hữu với ĐT Việt Nam vào ngày mai
ĐT CHDCND Triều Tiên đã đến Hà Nội.Giống như ĐT Việt Nam, thầy trò ông Kim Yong Jun cũng đang trong2025-04-13Hành vi đánh cắp dữ liệu điện tử bị đề xuất phạt tiền từ 100 triệu đồng
Phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng đối với tổ chức trung gian thanh toánhành vivi phạm quy định2025-04-13Lamborghini Terzo Millennio là một siêu xe EV không có pin
Trước khi Roadster và Model S được phát hành, những chiếc xe điện thường liên quan đến thiết kế nhàm2025-04-13Bí quyết bảo vệ đại tràng cho người hay uống rượu bia
Ăn nhậu quá mức gây suy yếu đại tràngViệc thường xuyên uống rượu bia có ảnh hưởng rất lớn tới toàn b2025-04-13Intel tiết lộ chiến lược công nghệ với 6 điểm nhấn
Intel luôn tiên phong đưa ra cáccông nghệ tiên tiến nhấtTại sự kiện “Intel Architecture Day” diễn ra2025-04-13
最新评论