Đã có 14 bộ, ngành, địa phương hoàn thành chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4_bóng đá tỷ lệ

Tại Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 về một số nhiệm vụ,Đãcóbộngànhđịaphươnghoànthànhchỉtiêudịchvụcôngtrựctuyếnmứbóng đá tỷ lệ giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương trong năm nay phải hoàn thành chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 5/2020 mới đây, Chính phủ tiếp tục nhắc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ đề ra năm 2020 tại Nghị quyết 17, nhất là việc hoàn thành chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
![]() |
Bình Dương vừa trở thành đơn vị thứ 14 trong cả nước hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4 (Ảnh tra cứu thông tin tại kios đặt tại Trung tâm hành chính Bình Dương). |
Từ đầu năm 2020, trong Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ về tiếp tục triển khai những giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, UBND tỉnh Bình Dương đã giao Sở TT&TT trách nhiệm tham mưu ban hành kế hoạch cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền ở cấp độ 4.
Theo số liệu thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, tính đến quý II/2020, trong tổng số 1.961 thủ tục hành chính của Bình Dương, đã có 754 dịch vụ được cung cấp trực tuyến mức độ 4, đạt tỷ lệ 38,45%.
Với kết quả trên, Bình Dương vừa trở thành đơn vị thứ 14 và là địa phương thứ 8 hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4. Trước Bình Dương, đã có 6 bộ, ngành (gồm KH&ĐT, Nội vụ, Tài chính, TT&TT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giao thông Vận tải) và 7 tỉnh, thành phố (gồm An Giang, Đà Nẵng, Lào Cai, Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Nam Định) cán mốc 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Theo chia sẻ của đại diện Sở TT&TT Bình Dương, để hoàn thành mục tiêu 30% dịch vụ công mức 4, tỉnh đã kịp thời đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy quá trình ứng dụng CNTT nói chung và mục tiêu triển khai dịch vụ công mức độ 4 nói riêng.
Trong quá trình thực hiện, cùng với sự đồng lòng, quyết tâm của tập thể lãnh đạo tỉnh, sở ngành và cả cán bộ, công chức chuyên môn, Bình Dương đã có sự phân công rõ giữa các sở ngành, đơn vị thi công nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
“Ngoài yếu tố về mặt công nghệ, kỹ thuật, yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình triển khai xây dựng Chính quyền điện tử cũng như triển khai dịch vụ công của tỉnh. Điều này được thể hiện qua việc tỉnh tiếp cận theo góc nhìn đầu tư cho cả người vận hành, triển khai sử dụng hệ thống phía chính quyền và cả về phía người dân sử dụng các công cụ, tiện ích do chính quyền điện tử cung cấp. Một chính quyền điện tử hiệu quả khi có sự tham gia đồng loạt của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp”, đại diện Sở TT&TT tỉnh Bình Dương nhấn mạnh.
Liên quan đến việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thực hiện vai trò điều phối phát triển Chính phủ điện tử nói chung và thúc đẩy phát triển dịch vụ công trực tuyến nói riêng, thời gian qua, Bộ TT&TT đã liên tục có văn bản đôn đốc, đề nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp quyết liệt để cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Theo thống kê, tính đến cuối tháng 5/2020, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đang được các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp là hơn 56.000 dịch vụ; trong đó số dịch vụ công trực tuyến mức 4 là gần 17.000. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến là 25,62%.
Cục Tin học hóa đánh giá, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đã tăng khoảng 5% so với năm 2019, từ 40,61% lên 45,19%. Riêng về dịch vụ công trực tuyến mức 4, số lượng dịch vụ được các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp đã liên tục tăng, từ mức 10,76% hồi cuối năm 2019 lên 12,2% trong quý I/2020; đạt 13,3% vào tháng 4/2020 và lên gần 14% vào tháng 5/2020.
Cũng tính đến tháng 5/2020, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ đã tăng khoảng 11% so với năm 2019, từ 14,63% lên 25,62%. Đặc biệt, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến của khối địa phương tăng gần gấp đôi. Tỷ lệ tăng đột biến này là do tác động giãn cách xã hội bởi dịch bệnh thời gian vừa qua.
M.T

12 bộ, tỉnh đã cán mốc cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4
Chính phủ tại Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải đạt mục tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4 trong năm 2020. Đến nay, đã có 5 bộ và 7 tỉnh, thành phố hoàn thành mục tiêu này.
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Ipswich Town vs Arsenal, 20h00 ngày 20/4
Hoàng Ngọc - 20/04/2025 08:25 Máy tính dự đoá2025-04-25Bốn năm chờ đợi nay lại bặt vô âm tín
- Mình chỉ mong nhận được hàng chữ: "Anh đã về đến nhà bình an, dì và mọi người bình an" - mình chỉ2025-04-25- Mùng 8 tháng ba Tặng nàng bó hoa Lại thêm món quà2025-04-25
- – Cô ca sĩ xinh đẹp hy vọng khán giả thủ đô sẽ cảm thấy hài lòng với sự có mặt của mình.Tham giaEm l2025-04-25
Hàng trăm người bị buộc tội tấn công Đồi Capitol
Ảnh: APTheo hãng tin AP, các cáo buộc nhằm vào thành viên đám đông ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trum2025-04-25Trải nghiệm Đêm hội trăng rằm lộng lẫy ở Sa Pa
Trung thu năm nay rơi đúng ngày cuối tuần, sẽ thật lý tưởng để các gia đ2025-04-25
最新评论