Chiều 29/12,ãvàoxônướcbétraituổitửkèo nhà cái góc bác sĩ Lê Quang Mỹ, Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, bệnh viện tiếp nhận một bé trai (4 tuổi, ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu) chuyển đến cấp cứu vì bị đuối nước.
Bệnh nhi được Bệnh viện Bà Rịa chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng hôn mê sâu. Do tình trạng của bệnh nhi quá nặng, không thể điều trị nên gia đình đã xin đưa bé về.
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM)
Qua trường hợp này, bác sĩ Mỹ cảnh báo, phụ huynh có con nhỏ hãy cẩn thận, tai nạn sinh hoạt luôn luôn rình rập các bé, trong đó có đuối nước.
Theo bác sĩ Mỹ, đuối nước là tai nạn hay gặp, xảy ra khi bơi, đi thuyền và trong các hoạt động dưới nước. Tuy nhiên, sự cố cũng có thể xảy ra tại nhà như trong bồn nước, chum vại, rãnh nước.
Khi phát hiện người đuối nước, đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước. Đặt nạn nhân nằm nghiêng, móc hết dị vật, đờm nhớt trong họng để giải phóng đường thở.
Nếu nạn nhân bất tỉnh, không tự thở được, phải tiến hành sơ cứu tại chỗ. Nếu có hai người hỗ trợ thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt. Cần kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc khi đến cơ sở y tế gần nhất.
“Thời điểm vàng sơ cứu là ngay khi có cơn ngừng thở đầu tiên (trong vòng 1- 4 phút sau khi bị chìm trong nước), đồng thời, xử lý tốt các chấn thương kèm theo. Đặc biệt là chấn thương đầu cổ và cột sống”, bác sĩ Mỹ chia sẻ.
Hướng dẫn cách sơ cứu người đuối nước tại trường học
Tuy nhiên, bác sĩ Mỹ cũng lưu ý, sau sơ cứu ban đầu, dù người bị đuối nước đã tỉnh lại, vẫn cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra họ có bị phù phổi cấp sau khi đuối nước không.
Một người đã hít phải nước có thể có các dấu hiệu của phù phổi cấp như khó thở, đau ngực hoặc ho, thay đổi đột ngột hành vi, mệt mỏi…
Những dấu hiệu này không dễ dàng phát hiện. Nếu để lâu, nguy cơ tử vong sẽ cao.
Nhiều người có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy. Đây là hành động hoàn toàn sai vì làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân.
Hơn nữa, khi một người ngạt nước, nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ. Nước sẽ được tống ra ngoài khi hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và lúc bệnh nhân thở trở lại.
“Đặc biệt, tránh hơ lửa, hành động này không giúp được gì, còn có nguy cơ bị bỏng nặng”, bác sĩ Mỹ nhấn mạnh.
Liên Anh
Nếu trẻ đi ngoài phân su 24h đầu sau sinh, khó đại tiện hoặc táo bón 5-7 ngày, có thể con đã mắc phình đại tràng bẩm sinh, bệnh lý có nhiều biến chứng nguy hiểm.
(责任编辑:Cúp C2)
Thùy Dung: ‘Tôi đau về thể xác, tinh thần vì người yêu quá ghen tuông’
Con trai bất ngờ viêm não, cha phụ hồ lao đao tìm kiếm sự giúp đỡ
Để phụ nữ xinh đẹp kiêu sa, mặn mà đón Tết
Chồng tai nạn cụt tay, vợ nhặt phế liệu nuôi 2 con nhỏ trong túp lều dựng tạm
Hậu trường phim "Cánh đồng hoang" lần đầu được hé lộ sau gần 5 thập kỷ
Thủng ruột non sau bữa cá rô rán
'Sốc' với giá nhà đất phố cổ Hà Nội, 1m2 bằng cả căn chung cư
Nhà mạng sẵn sàng phủ sóng vùng lõm, nhưng chờ địa phương mở lối
Deputy PM addresses AIM Congress 2025 in UAE
Long An được chuyển đổi hơn 200ha đất trồng lúa làm khu đô thị 17.000 tỷ
HLV Park Hang Seo muốn đá chung kết lượt đi AFF Cup 2018 trên sân nhà
Chỉ 1,5% người Việt Nam tham gia hiến máu