Sống khổ sở trong những căn nhà bé tí giữa phố cổ Hà Nội,êutrongnhữngngôinhàtíhongiữalòngHàNộtin nóng bóng đá 24h nhiều chuyện éo le, nhưng ngặt nghèo nhất có lẽ là chuyện … vợ chồng. Ngại yêu vì… nhà tí hon Gần 20 năm sống trong căn nhà vỏn vẹn 3m2 là chỗ hõm cầu thang nhà tập thể trong phố Hàng Vải, hơn ai hết, bà Hoàng Thị Dung thấm thía sự trái ngang của chuyện "yêu" trong nhà chật. Nhớ lại những ngày đầu tiên làm dâu, làm vợ, bà Dung không kìm được tiếng thở dài. Bà kể, đêm tân hôn của mình ngập trong nước mắt. Lúc đó, vợ chồng bà chưa dọn sang cái gầm cầu thang 3m2 mà ở cùng cả đại gia đình bên cạnh. Căn nhà tập thể 16m2 của nhà chồng bà là nơi ở của bà mẹ chồng và 4 cặp vợ chồng nữa là anh em trong gia đình. Không gian chật chội đã đành, sự xuất hiện của cô con dâu mới cũng có phần nào xáo trộn gia đình, các cặp vợ chồng khác có phần… dè chừng và ngại ngùng khi chung sống trong không gian bé tí ấy.
Nhưng cái tủi hổ nhất đến với bà ngay đêm tân hôn, đó là chiếc giường cưới của ông bà được mẹ chồng… nhường lại, vốn là chiếc giường của ông bố chồng đã khuất. Đêm ấy, vừa tủi thân, vừa hơi hãi hãi, nửa đêm mà cả hai ông bà đều không ngủ được. Hai vợ chồng thì thào, nhỏ to tâm sự, đang tính chuyện "yêu đương" thì bị mẹ chồng dựng dậy. Sáng hôm sau, ông bà phải dậy sớm để tiện sinh hoạt chung của cả nhà. Bà kể, mẹ chồng bà tuổi già khó ngủ, lại rất thính, một tiếng động nhỏ giữa đêm cũng làm cụ tỉnh giấc. Phần vì ngượng, phần vì chưa quen sống trong căn nhà ẩm mốc, cả người bà Dung cũng… "mốc" theo nên sau khi cưới vài tháng, ông bà vẫn chưa có điều kiện "tân hôn". Mấy tháng sau, hai vợ chồng bà mới dọn sang ở bên gầm cầu thang sát nhà, khi đó được tận dụng làm nhà kho. Lúc đó, thời gian "làm vợ" của bà mới thực sự bắt đầu. Tuổi thanh xuân của bà đã vụt đi rất nhanh mà chưa kịp tận hưởng trọn vẹn.
Bà chua chát kể: "Tôi lận đận đường chồng con lắm. Ngày xưa có ông hàng xóm nhà ở sát vách, chỉ cách nhau một bờ mương, rộng thênh thang, ông ấy mê tôi lắm, ướm hỏi mấy lần nhưng tôi không lấy, vì nghĩ ở cạnh nhau, có chuyện gì cãi vã mẹ cha cũng biết, nhỡ sợ va chạm cái gì cũng đến tai, phức tạp. Vài năm sau, một đám khác cũng đến dạm ngõ, cau trầu đàng hoàng mang đến nhà tôi, các bà hỏi tuổi nhau mới biết bà mẹ chồng tương lai ấy tuổi hùm (hổ), xung tuổi với tôi, sợ bị bà át vía nên tôi không ưng mối ấy. Bẵng đi một thời gian, tôi thành gái già ở quê".
Còn chồng bà, ông Thành cũng long đong đường tình ái. Bố ông khuất sớm, ông giúp mẹ lo lắng cho các em. Nhà có 8 anh em, ông Thành là con trưởng. 40 tuổi, ông mới giật mình nhận ra mình chưa vợ, nhờ người nhà mai mối thì gặp bà Dung, lúc đó cũng đã 38 tuổi, ông chua chát bảo: "Nếu biết phải chui rúc suốt đời trong xó cầu thang này, tôi thà không lấy vợ".
Bà Dung buồn bã kể: "Ở riêng thì riêng thật, nhưng nhà cửa chật chội quá, chuyện vợ chồng cũng rất hạn chế. Chưa có con hai vợ chồng còn nằm thẳng được, có con rồi, cả nhà chỉ nằm nghiêng thôi. Chúng tôi sợ con bé thấy, chờ nó ngủ thật say mới dám gần gũi, nhưng cũng chỉ thi thoảng đôi lần thôi…" Chùng giọng xuống, bà tiếp lời: "Đấy, vợ chồng chỉ được vài năm thế thôi, đến khi con vào tuổi học hành thì gần như chúng tôi ly thân, hy hữu lắm mới… một lần, giờ thì 'cai' hẳn". Hai vợ chồng ngót 60 tuổi chỉ có duy nhất một mụn con, vẫn phải bám lấy mặt đường kiếm sống.
Bà Dung tâm sự, chuyện "gần gũi" của hai vợ chồng lúc nào cũng nơm nớp, vội vàng, tranh thủ như đánh trận, rồi lâu dần, cái chật chội, bức bí không gian đã khiến những ham muốn đời thường ấy mất dần theo thời gian… Còn cô con gái 17 tuổi của ông bà, chẳng bao giờ có bạn bè đến chơi. Bà chỉ lo không biết vài năm nữa, con bé có người yêu thì đem về nhà giới thiệu kiểu gì… Không dám đẻ con vì… nhà chật Không đến mức khổ cực như vợ chồng bà Dung, nhưng hai đôi vợ chồng trẻ trong căn nhà rộng 5m2 trên cùng dãy phố của ông Trần Đăng Tuyền lại khổ vì chuyện "tế nhị" theo một cách khác. Cơi nới được hai tầng trên nóc nhà vệ sinh công cộng của khu, ông cũng thu xếp được chỗ ở cho gia đình hai cậu con trai. Tầng hai được chia làm đôi là nơi sinh hoạt của hai cặp vợ chồng trẻ.
Con dâu ông Tuyền, chị Thanh Huyền chia sẻ: "Ngăn nhau bởi cánh cửa lùa, vẫn có không gian riêng cho từng đôi, nhưng căn phòng vẫn từng đấy mét, từng đó con người sinh sống, mỗi động tĩnh nhỏ trong phòng là người ở bên cạnh nghe thấy hết".
Chị kể, nhà chật chội nên việc sinh hoạt của vợ chồng vô cùng khó khăn, nhất là hồi mới cưới. Cả hai đôi cùng cưới một năm, ở cách nhau một tấm vách, muốn tâm sự gì với nhau cũng phải nói thật khẽ, "hành sự" cũng phải nín thở để hạn chế âm thanh tế nhị và phải vô cùng nhẹ nhàng, tránh gây tiếng động. "Cô chú ấy cũng thế, những chuyện kín đáo như vậy phải để ý từng ly từng tí, tránh làm phiền đến nhau và tránh những pha… hớ hênh" - chị thỏ thẻ.
Chị cho biết thêm, sống chung một nhà quá chật chội không thể tránh khỏi những phiền toái, bực mình. Với những gia đình khác, việc xích mích, va chạm giữa các chị em dâu đã khó tránh, đằng này không gian sống lại chật chội, ra đụng vào chạm, những bất hòa càng có cơ hội phát triển, nhưng phải tự tìm cách khắc phục. Tình cảm vợ chồng phải chịu nhiều thiệt thòi, nhưng hoàn cảnh khó khăn, chẳng biết xoay xở thế nào.
Ông Tuyền cũng tâm sự, ông rất hiểu cái khó của các con trai, con dâu. "Chúng tôi già rồi, chẳng khát khao gì nữa, nhưng các anh chị ấy thì đúng là bí thật. Nhưng được cái anh chị em chúng nó biết ăn biết ở, nhường nhịn nhau lắm. Hồi chưa cưới, các con dâu tôi đến chơi, thấy gia cảnh như vậy nhưng chúng vẫn quyết lấy nhau. Tôi cũng chỉ mong chúng yêu thương nhau thế này là êm đềm rồi".
Chép miệng, ông bảo: "Tôi đã có hai cháu nội rồi, mỗi cậu một đứa. Chắc chúng không đẻ thêm nữa đâu, đẻ nữa thì chỗ nào mà ở…".
(Theo Afamily/Trí thức trẻ) |