Hiệu quả của vắc xin Covid_bảng xếp hạng bóng đá ý serie a

Các loại vắc xin Covid-19 hiện nay được tạo ra để chống lại chủng virus SARS-CoV-2 gốc có từ năm 2020. Nguồn dược phẩm này cho thấy tỷ lệ thành công rất lớn trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong.
Khi virus tiến hóa, đôi khi chúng phát triển các đột biến làm cho vắc xin yếu hơn. Hệ miễn dịch - được đào tạo để chống lại chủng virus ban đầu - có thể không sản xuất đủ kháng thể chống lại biến thể mới.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận định, mặc dù một số biến thể có đột biến tránh được hệ miễn dịch nhưng vắc xin vẫn giúp giảm nguy cơ nhập viện và tử vong.
Hiệu quả của vắc xin Pfizer
- Chủng ban đầu
Vắc xin Pfizer đã khiến các nhà khoa học ấn tượng với kết quả lâm sàng được công bố vào cuối năm 2020. Loại dược phẩm này có hiệu quả tới 95% trong việc ngăn ngừa Covid-19 có triệu chứng sau liều thứ hai.
Một nghiên cứu ở Israel, được công bố vào tháng 5, cho thấy 2 liều Pfizer có thể đảm bảo hơn 95% khả năng chống lại nhiễm bệnh, bệnh nặng và tử vong.
- Biến thể Anh
Nghiên cứu cho thấy vắc xin Pfizer có khả năng bảo vệ chống lại biến thể Anh tới 93%.
- Biến thể Ấn Độ
Vắc xin Pfizer có hiệu quả 33% đối với bệnh nhân nhiễm biến thể Ấn Độ sau liều đầu tiên, hiệu quả tăng lên 88% sau 2 liều. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm đủ 2 liều thuốc.
- Biến thể Nam Phi
Vào tháng 4, Pfizer tuyên bố vắc xin của họ dường như hiệu quả 100% trong việc chống lại biến thể Nam Phi.
Trong số 800 người ở Nam Phi, 9 trường hợp mắc bệnh Covid-19 ở Nam Phi đều không tiêm vắc xin. Nhưng các chuyên gia cho biết nghiên cứu được công bố trên tờ Lancet chỉ khảo sát trên một nhóm nhỏ.
Vắc xin AstraZeneca
- Chủng gốc
Hiệu quả tổng thể từ các thử nghiệm lâm sàng của vắc xin AstraZeneca đạt mức 70% vào tháng 12/2020. Sau khi phân tích thêm vào tháng 3, AstraZeneca cho biết, hiệu quả của vắc xin là 76% sau một liều.
Với khoảng cách từ 12 tuần trở lên giữa 2 liều, hiệu quả của vắc xin đã tăng tới 82%.
- Biến thể Anh
Các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford cho biết, vắc xin AstraZeneca có hiệu quả tương tự đối với biến thể Anh. Nghiên cứu của họ ghi nhận hiệu quả của vắc xin chống lại Covid-19 có triệu chứng là 74,6%.
- Biến thể Ấn Độ
Vắc xin AstraZeneca đã được chứng minh kém hiệu quả hơn so với Pfizer khi điều trị cho người nhiễm biến thể Ấn Độ. Loại vắc xin này có hiệu quả 60% trong việc ngăn ngừa, giảm nhẹ triệu chứng của chủng Ấn Độ.
- Biến thể Nam Phi
Một nghiên cứu quy mô nhỏ ở Nam Phi cho thấy vắc xin AstraZeneca không hiệu quả đối với bệnh nhẹ do biến thể Nam Phi gây ra.
Đại học Oxford cho biết nghiên cứu không đánh giá khả năng ngăn ngừa bệnh nặng phải nhập viện hoặc nguy cơ tử vong.
An Yên(Theo The Sun)

Đất nước ‘cần 10 năm’ mới tiêm xong vắc xin Covid-19 cho người dân
Hiện tại, Venezuela mới tiêm vắc xin cho chưa đầy 1% trong tổng dân số 30 triệu người.
相关文章
Mưu 'câu' 'tập 2' của những anh chàng 1 đời vợ
“Hóa ra anh đã lập hẳn một kế hoạch bài bản để ‘câu’ mình làm ‘tập 2’ rồi. Mọi đường đi nước bước tr2025-03-31Tin golf US Open 2017: Rickie Fowler tạm dẫn đầu
- Vòng 1 của US Open Championship 2017 vừa kết thúc với ngôi đầu thuộc về Rickie Fowler. Golfer của2025-03-31Kết quả World Cup 2018: Argentina 2
- Messi và Rojo cùng nhau lập công giúp Argentina thắng nghẹt thở Nigeria với tỷ số 2-1, qua đó già2025-03-31HLV Kiatisuk: Thái Lan không lép vế trước tuyển Việt Nam của ông Park
"Cả Thái Lan và Việt Nam đều có nhiều cầu thủ giỏi. Tuỳ thuộc vào phong2025-03-31Công Phượng rầm rộ báo Hàn vì ‘bỏ’ Incheon sang Bỉ chơi bóng
Công Phượngcó một năm đầy biến động trong năm tuổi của mình. Mới tháng 2 anh còn ‘gây bão’ trên quê2025-03-31Chelsea đẩy bớt người thừa, tuyển thêm tiền đạo 'xịn'
Hồi đầu năm, thời Graham Potter còn nắm quyền, Chelsea đã chiêu mộ liền 6 tân binh và tất cả đều có2025-03-31
最新评论