![]() |
Viettel đã phổ cập dịch vụ điện thoại tới 66 trong số 106 xã của Điện Biên và 60 trên tổng số 203 xã của tỉnh Sơn La. |
"Thông tin vận động" đang dần được thay thế
Đồn biên phòng 473, đóng trên xã biên giới Xuân Nha, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (là xã cách xa thị trấn huyện tới 60km). Đồn trưởng Phùng Văn Vinh cho biết, thời kỳ trước, phương tiện thông tin của đồn chỉ là liên lạc vi ba theo phiên (bằng hệ thống thông tin liên lạc riêng của lực lượng biên phòng). Ngoài ra, có thể đi 5km đến Điểm BĐVH xã (nằm ngay cạnh trụ sở Ủy ban xã) nhưng đường xá đi lại khó khăn, nhiều hôm tới nơi rồi không gọi được lại phải quay về vì tại đó chưa có điện lưới, phải sử dụng pin mặt trời mà cứ hai ngày mưa là không có điện để gọi. Nay có mạng lưới viễn thông của Viettel, dù đôi lúc còn hay bị nghẽn mạng, nhưng thông tin liên lạc đã thuận lợi hơn rất nhiều, không còn phải sử dụng phương thức "thông tin vận động", "thông tin chạy bộ" nữa.
Chủ tịch xã Xuân Nha, ông Hà Công Quý cũng khẳng định, trước đây thông tin từ xã lên huyện gần như không có. Từ khi có sóng của Viettel, 98% trong tổng số gần 740 hộ gia đình của xã đã sử dụng điện thoại của Viettel, trong đó nhiều hộ dùng tới 2-3 máy (cả di động và HomePhone). Hiện dịch vụ điện thoại của Viettel là phương tiện thông tin phổ cập duy nhất tại xã. "Chúng tôi còn nhớ, trước đây bà con xem phim Hàn Quốc thấy người ta cứ "bấm" điện thoại, "gọi" di động mà ước ao. Nay thì "thoải mái" mà vẫn cứ nghĩ như một giấc mơ", Chủ tịch Quý nói.
Còn anh Đinh Công Mảy - một người dân tộc Mường của xã, cho biết gia đình anh đã lắp đặt HomePhone (dịch vụ trả trước) được hơn 2 tháng, mỗi tháng gọi hết khoảng 200.000 đồng. Ngoài ra, anh còn dùng một máy di động Viettel với mức sử dụng khoảng 300.000 đồng/tháng. Theo anh thì giá cước các dịch vụ là hợp lý nên chưa có ý định giảm mức sử dụng (dù có vẻ mức sử dụng thực tế của anh và gia đình khá cao). Ở xã Chiềng Sàng, theo Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Duy Trường, chính quyền địa phương đã rất ủng hộ chủ trương phủ sóng điện thoại cho xã của Viettel. Sau khi trạm phát sóng xây dựng xong, thông tin liên lạc đã thuận tiện hơn rất nhiều. Nhiều bà con ở Sơn La khẳng định, hầu như chỗ nào có sóng của Viettel là người dân chuyển sang sử dụng hoặc sử dụng mới dịch vụ điện thoại của Viettel.
Giống như ở Sơn La, bà con dân bản của tỉnh miền núi Điện Biên cũng đang nồng nhiệt đón sóng điện thoại của Viettel. Tại xã biên giới Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, anh Nguyễn Văn Diện - Đồn trưởng Đồn biên phòng 425 kể: "Những năm trước, ở đây cũng đã có một máy điện thoại nhưng không đủ phục vụ nhu cầu. Khi Viettel đặt vấn đề xây dựng một trạm phát sóng tại khu vực Đồn biên phòng thì chúng tôi rất mừng nên tạo mọi điều kiện để hỗ trợ. Thời gian anh em chiến sỹ và CBCNV Viettel vào thi công lắp đặt trạm đã cùng ăn ở với chiến sỹ của Đồn. Kể từ hôm trạm phát sóng ngày 17/12 vừa rồi, chúng tôi đã lắp thêm 16 máy HomePhone để dùng vì giá rẻ. Bà con dân tộc trong xã thì đua nhau dùng điện thoại. Đợt đầu, chị em Viettel mang 14 máy HomePhone vào bán hết ngay."
"Có điện thoại, con người thông minh hơn"
Anh Quàng Văn Pâng (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) sau khi dùng HomePhone được gần một tháng phát biểu: "Được Đảng và Nhà nước quan tâm, bà con rất phấn khởi".
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
Bênh mỹ nhân Việt, người đàn ông ngoại quốc bị đâm tới tấp ở Hà Nội
Chiếc áo GPS góp công vào chiến thắng của Việt Nam
Dota 2: ESL One Katowice quay trở lại nhưng không còn thuộc DPC
7 sản phẩm Google có thể ra mắt tại sự kiện phần cứng Pixel 4 ngày mai
Diễn viên nổi tiếng lên tiếng sau khi bị xả súng trên đường
Dàn siêu xe ở xưởng độ nổi tiếng Sài Gòn
iPhone Xr bán chạy hơn iPhone 8, giá iPhone vì thế nên giật lùi
CEO CyStack: Doanh nghiệp cần cân nhắc đến yếu tố an toàn bảo mật khi chọn dùng sản phẩm công nghệ
Soi kèo góc Anh vs Latvia, 2h45 ngày 25/3
Tham vọng bành trướng sau thương vụ khủng của Bách hóa Xanh với FrieslandCampina