Bên cạnh việc ủng hộ trực tiếp theo cách thức truyền thống là chuyển khoản,óthểủnghộQuỹvắcxinphòkết qua bóng đá ngoại hạng anh Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 đã áp dụng phương thức nhắn tin và đóng góp trực tuyến thông qua website https://www.quyvacxincovid19.gov.vn.
Website là kênh tương tác trực tuyến với Quỹ, cho phép mọi người dân, mọi tổ chức trong và ngoài nước đóng góp trực tuyến thông qua thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ATM, ví điện tử, Internet banking, Mobile banking... Các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước có thể đăng ký đóng góp và đăng ký nguyện vọng đóng góp trực tiếp cho các tỉnh, thành phố, hoặc gửi tới cơ quan, tổ chức cụ thể. Cổng cũng cho phép người đóng góp gửi những lời chúc, thông điệp đến người thân, bạn bè, đội ngũ chống dịch tuyến đầu... Giấy chứng nhận đóng góp điện tử sẽ được gửi tới các tấm lòng hảo tâm ngay sau khi hoàn thành ủng hộ.
Đặc biệt, website hỗ trợ tính năng đăng ký khoản đóng góp chuyển về các địa phương, hoặc chuyển cho các tổ chức theo nguyện vọng của nhà tài trợ. Hệ thống tạo điều kiện cho Quỹ tại Trung ương tiếp nhận và quản lý tập trung mọi nguồn đóng góp cho chương trình vắc xin trên toàn quốc.
![]() |
Website https://www.quyvacxincovid19.gov.vn cho phép người ủng hộ có thể gửi lời nhắn chia sẻ cùng cộng đồng chống dịch (ảnh: Đ.Minh) |
Việc có thêm nguồn đóng góp vào Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 sẽ giúp Việt Nam có thêm điều kiện nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 một cách rộng rãi cho người dân trên cả nước.
Theo Bộ Tài chính, tổng kinh phí dự tính để tiêm phòng vắc xin cho toàn thể người dân Việt Nam là 25,2 nghìn tỷ đồng. Ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết: “Bộ Tài chính hiện bố trí được nguồn ngân sách hơn 14 nghìn tỷ đồng, dự kiến triển khai trước mắt trên 11 nghìn tỷ đồng, cộng thêm nguồn lực đóng góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước thì nguồn lực hiện có tương đối. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc triển khai mua và tiêm vắc xin cho toàn dân”.
Tính đến chiều ngày 12/6, Quỹ đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều tổ chức, cá nhân, nâng số dư đã giải ngân của quỹ lên tới hơn 4.790 tỷ đồng.
![]() |
Chứng nhận của Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 cho người ủng hộ (ảnh: Đ.Minh) |
Để cuộc sống sớm trở lại bình thường, vắc xin là giải pháp tối ưu nhất bảo vệ người dân và giúp các nước vượt qua đại dịch Covid-19. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều đang đẩy mạnh việc tiêm chủng với mục tiêu 2/3 dân số sẽ được tiêm vắc xin trong năm 2021, đưa người dân trở lại với cuộc sống thường nhật.
Tính đến thời điểm này, Malta là nước có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cao nhất ở châu Âu với khoảng 66% dân số đã được tiêm. Tiếp theo là Anh với 61%, Iceland 55%, Hungary 54%. Tại Mỹ, 52% dân số đã được tiêm vắc xin.
Tại châu Á, Israel là nước đã triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 diện rộng. Hơn 70% người dân Israel độ tuổi từ 20 trở lên đã được tiêm 2 mũi và nước này đang lên kế hoạch tiêm cho nhóm trẻ em 12-15 tuổi. Hiện nay, các ca nhiễm tại Israel chỉ còn 4-5 ca/ngày. Dựa trên kết quả tích cực, Chính phủ Israel đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế xã hội, mở cửa trở lại toàn bộ các hoạt động từ đầu tháng 6.
Việt Nam cũng đang cố gắng đàm phán với các nhà sản xuất vắc xin nhằm mang về 150 triệu liều và tạo miễn dịch cộng đồng trong năm 2021. Để thực hiện được việc này, ngoài nguồn Ngân sách của Nhà nước, các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trên toàn quốc đã tích cực tham gia đóng góp thông qua các kênh chính thống, chung tay góp sức chống đại dịch Covid-19.
Xuân Thạch
(责任编辑:Thể thao)
Tự hạ kính khi ôtô ngập nước, hiệu quả nhưng không dễ kích hoạt
Mẹ chồng nàng dâu tập 345: Nàng dâu khiến bố mẹ chồng từ ác cảm thành thương
Ông bố mua lại ngôi trường bỏ hoang, biến thành biệt thự mơ ước của gia đình
Phụ nữ thông minh không kiểm soát chồng
Mang KIA Sonet đi bảo dưỡng bị nhân viên làm hỏng, chủ xe được đền mới
4 lý do khiến bánh xe phát ra tiếng ồn sau khi đảo lốp ô tô?
Lý Hải đưa 'Lật mặt 6' công chiếu ở 52 cụm rạp tại Mỹ
Chuyện ly kỳ về người bị mắc kẹt suốt 18 năm và qua đời ở sân bay Pháp
Con đường chông gai của Ford khi quyết tâm làm xe điện ở Mỹ