Livestream trên Facebook, TikTok cũng phải tuân thủ theo pháp luật_barca vs rayo

Trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (Nghị định 72) về quản lý,ênFacebookTikTokcũngphảituânthủtheophápluậbarca vs rayo cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, một trong những nội dung được đề xuất là cắt đường truyền Internet đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm khi cung cấp thông tin trên mạng. Bên cạnh đó, Nghị định thay thế cũng đề cập đến các chính sách quản lý mới của Bộ TT&TT đối với việc phát trực tuyến (livestream).
Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT, Bộ TT&TT) cho hay, thời gian gần đây, một số cá nhân, tổ chức đã lợi dụng tính năng livestream trên mạng xã hội để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, kêu gọi biểu tình, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân.
Lấy ví dụ, bà Hiền nhắc đến câu chuyện của nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng - người thường xuyên tổ chức các buổi livestream, trong đó có nhiều nội dung là thông tin sai sự thật, xúc phạm đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân khác.

Trước thực tế đó, Cục PTTH&TTĐT đã đề xuất có thêm các biện pháp để xử lý nhanh đối với các đối tượng sử dụng dịch vụ livestream trên mạng.
Đây là giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả xử lý đối với các cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ Internet để cung cấp nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác.
Thực tế cho thấy, một số trường hợp người livestream thông báo trước thời điểm thực hiện. Tuy nhiên cũng có những trường hợp thực hiện livestream bất ngờ, không báo trước. Khi đó, rất khó để cơ quan chức năng có thể kiểm soát nội dung vi phạm.
Do vậy, Bộ TT&TT đã đề xuất bổ sung thêm biện pháp để xử lý nhanh, đó là ngừng cung cấp dịch vụ Internet đối với thuê bao là các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.
“Đây được đánh giá là một biện pháp mạnh, cần thiết và khẩn cấp để hạn chế việc cung cấp các nội dung vi phạm trong một số tình huống”, Phó Cục trưởng Cục Cục PTTH&TTĐT đưa ra nhận định.

Theo Cục PTTH&TTĐT, việc ngừng cung cấp dịch vụ Internet không phải là biện pháp xử lý triệt để bởi người dùng có thể kết nối mạng qua WiFi hoặc các nguồn khác. Việc cắt Internet đối với người vi phạm pháp luật chỉ được xem là một biện pháp ngăn chặn bổ sung.
Bộ TT&TT đang trong quá trình lấy ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan. Trên cơ sở thống nhất các quy định, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet để xây dựng quy trình triển khai trên thực tế.
Đối với vấn đề quản lý livestream, theo Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT, phát trực tuyến là một tính năng mới trên mạng xã hội và đang được phát triển mạnh thời gian gần đây. Đây là tính năng đặc biệt hiệu quả trong việc bán hàng online, quảng cáo.
Về nguyên tắc, livestream cũng đồng nghĩa với việc cung cấp thông tin trên không gian mạng. Theo bà Huyền, các tổ chức, cá nhân, khi thực hiện livestream không được vi phạm các quy định về việc cung cấp nội dung trên môi trường mạng. Bên cạnh đó, người livestream sẽ phải tuân thủ thêm các quy định pháp luật chuyên ngành.

相关文章
CĐV MU phát sốt với 'vũ khí mới' của Solskjaer
Cập bến nhà hát của những giấc mơ trong ngày cuối cùng phiên chuyển nhượng hè với mức phí 15,4 triệu2025-04-25Lộ clip thủ môn Tiến Dũng khoe giọng hát say lòng Sao Việt
Mới đây, clip thủ môn Bùi Tiến Dũng của đội tuyển U23 Việt Nam khoe giọng hát ngọt lịm lan truyền vớ2025-04-25- Giữa đại ngàn, cuối trời Tây Bắc có những con đường chỉ có giáo viên đi,người ta gọi ấy là đường chữ2025-04-25
Mko Lan Trinh kể về thời gian đẫm nước mắt vì bị lừa tình, sàm sỡ
Nữ ca sĩ - diễn viên cho rằng tuổi trẻ háo thắng và thiếu hiểu biết khiến cô bị ông bầu lừa dối, sự2025-04-25- Trận thua sốc trướcRoyal Antwerp ở lượt trận thứ hai khiến HLV Mourinho không dám chủ quan khi làm k2025-04-25
Ngoại ngữ nào đang 'nổi' ở Anh quốc?
Ngoại ngữ thực sự rất cần trong việc “Giải cứu khu vực đồng tiền euro”. Theocuộc khảo sát được thực2025-04-25
最新评论