Căn phòng trọ chật hẹp gia đình ông Nguyễn Văn Út (SN 1969),ợkiệtsứckhichồngđộtquỵcháunhỏthơdạkết quả slovakia bà Huỳnh Thị Kim Thoa (SN 1972) đang mướn nằm trong con hẻm nhỏ ở phường Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP. HCM. Cả căn phòng chẳng có đồ đạc gì đáng giá. Trên chiếc giường xếp duy nhất, ông Út nằm lặng thinh, bên cạnh là hai đứa cháu mới 8, 9 tuổi liên tục hỏi: "Ông có đau không, có khát không?". ![]() Ông Út bị đột quỵ vào mùng 8 Tết. Dù được bác sĩ Bệnh viện Lê Văn Thịnh tận tình cứu chữa, chăm sóc, nhưng đến nay vẫn không thể phục hồi sức cơ, dẫn đến liệt hoàn toàn nửa người bên trái. Từ một người trụ cột trong nhà, giờ đây ông chẳng còn khả năng lao động, cũng chưa thể bình tâm trở lại. Bác sĩ Nguyễn Phạm Cao Khoa (Bệnh viện Lê Văn Thịnh) cho biết, ông Út phải tập phục hồi chức năng kéo dài, chưa thể tiên lượng khả năng phục hồi nửa người bên trái. Các bác sĩ đã phải kê thêm thuốc chống trầm cảm, rối loạn lo âu để ông có thể vượt qua sự mất mát về tinh thần. Nhưng đối với hoàn cảnh gia đình ông, chẳng biết họ làm cách nào mới vượt qua được những tháng ngày kế tiếp. Vợ chồng ông Út cùng quê An Giang. Họ đều trải qua cuộc hôn nhân đầu thất bại, sau này “ráp” lại với nhau. Do cuộc sống mưu sinh nên ông bà chẳng nghĩ đến chuyện đăng ký kết hôn, vậy mà cũng đã hơn 20 năm gắn bó. ![]() Dưới quê, họ từng có căn nhà dựng tạm sát mé sông, sau này bị giải tỏa nên đành dắt díu nhau lên thành phố mưu sinh. Nhiều năm trước, con trai riêng của bà Thoa ly hôn vợ, không lo nổi cho 2 đứa con thơ nên vợ chồng bà đưa về nhà trọ nuôi dưỡng. Ông Út xem chúng như cháu ruột mà thương yêu, 2 đứa nhỏ cũng rất quấn quýt ông bà. Bởi vậy, khi ông gặp chuyện, tụi nhỏ luôn lo lắng, hỏi han và động viên. Vợ chồng ông Út cùng làm thợ hồ. Công việc không ổn định, phụ thuộc vào chủ thầu và thời tiết, thu nhập chỉ đủ lo cho 2 cháu ăn học và trang trải tiền trọ, sinh hoạt. Khi chồng xảy ra chuyện, bà Thoa hốt hoảng vì nhà không có nổi chút tiền, phải nhờ mọi người trong xóm trọ gom góp cho 50 – 100 ngàn đồng đóng tạm ứng viện phí. Sau đó, bà lại gọi điện cầu cứu khắp người thân, quen mới được gần 20 triệu đồng. Đến khi ông Út được xuất viện thì bà hoàn toàn nhẵn túi. Thấy chồng vốn đã ít nói nay lại càng lầm lì, bà lo sợ ông bị trầm cảm, nghĩ quẩn. Mỗi ngày, sau khi lo cho 2 đứa cháu đi học xong, bà cặm cụi đẩy ông trên chiếc xe lăn mới được người ta cho để đi châm cứu miễn phí. Thế nhưng đã một tuần mà chẳng thấy tiến triển gì, bà không biết có thể cầm cự được đến lúc nào. ![]() “Ông ấy trụ cột giờ đã nằm xuống. Một mình tôi xoay vần, hết chồng rồi lại 2 đứa cháu, chẳng đi làm được. Giờ ăn uống còn phải nhờ cậy hàng xóm, tôi không dám nghĩ đến chuyện tái khám cho ông ấy nữa”, bà Thoa rầu rĩ. Rối tới đây, tiền mướn trọ, ăn uống, sinh hoạt, tiền học của 2 đứa cháu nội và cả tiền để ông Út chữa bệnh đều đang chờ một mình bà Thoa cáng đáng. Vậy nhưng, bà cũng chẳng thể bỏ mặc các cháu thơ dại và người chồng bại liệt để đi làm. Sau khi biết được hoàn cảnh của gia đình, phòng công tác xã hội Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã kết nối đến Báo VietNamNet, hi vọng giúp gia đình gặp được các nhà từ thiện nhân ái. Mong rằng thông qua bài viết, các nhà hảo tâm sẽ chung tay cứu vớt những mảnh đời bất hạnh đang rơi vào cảnh ngặt nghèo, không có lối thoát. Bác sĩ động viên và hướng dẫn ông Út tập vật lí trị liệu trước khi cho xuất viện.
![]() |