Các vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở học sinh các cấp_vdqg nauy

54% số học sinh có tật khúc xạ
Nghiên cứu "Thực trạng các bệnh tật học đường phổ biến năm học 2023-2024 trên địa bàn TPHCM" do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) nghiệm thu đã đưa ra những con số đáng lưu ý về tình hình sức khỏe của trẻ từ mầm non tới trung học phổ thông. Dữ liệu được thu thập tại 8 cơ sở giáo dục với 1.230 học sinh của TPHCM.

Đối với trẻ từ 5-19 tuổi, tỷ lệ mắc tật khúc xạ là 54%, sâu răng chiếm 55%, cong vẹo cột sống là 8%, thừa cân và béo phì lần lượt là 22% và 20%.
Theo HCDC, cận thị (tật khúc xạ phổ biến nhất ở trẻ) có thể phòng ngừa thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa học sinh, gia đình và nhà trường.
Trong học tập, người lớn cần hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế (thẳng lưng, mắt cách mặt chữ 30cm), không nằm, quỳ khi đọc sách hoặc viết bài. Đảm bảo môi trường học tập đủ ánh sáng, kích cỡ bàn ghế phù hợp. Hướng dẫn trẻ ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5m khi xem tivi và thời gian xem cần ngắt quãng, không quá 45 phút mỗi lần xem. Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, điều này không chỉ tốt cho mắt mà còn tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Bên cạnh đó, cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ tại các cơ sở uy tín để phát hiện sớm tật khúc xạ (nếu có) và có hướng xử lý.

Tỷ lệ học sinh tiểu cao thừa cân, béo phì cao nhất
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vào tháng 4 vừa qua cung cấp kết quả khảo sát sức khỏe tại 90 trường trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2017-2021 (mỗi năm khoảng 7.300 học sinh).
Theo đó, học sinh tiểu học có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao nhất với 37,8%, trung học cơ sở là 16,8%, và trung học phổ thông là 11,3%. Thậm chí, một số trường tiểu học khu vực nội thành có tỷ lệ thừa cân, béo phì lên tới 55,7%.
Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai mô hình can thiệp phòng chống thừa cân, béo phì cho học sinh tại một số trường tiểu học của Hà Nội, giai đoạn 2023-2025. Mô hình phấn đấu nâng cao kiến thức, thực hành về phòng chống thừa cân, béo phì; cung cấp bữa ăn theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của ngành y tế; tăng cường hoạt động thể lực; kiểm soát tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh tại các trường tiểu học trong thời gian can thiệp...

Ngành giáo dục cần bổ sung cử nhân dinh dưỡng giám sát bữa ăn học đường
Theo Phó giáo sư Lâm, ngành giáo dục nên có biên chế cử nhân dinh dưỡng trường học hoặc một cụm trường cần cán bộ dinh dưỡng để lên thực đơn, giám sát thực phẩm đầu vào.相关文章
Chân tướng gã trai chuyên phá khóa xe tải, trộm tài sản ở Đà Nẵng
Sáng nay, Công an quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng) cho biết, đang tạm giữ hình sự Lê Văn Trải (29 tuổi, n2025-04-15Nhà đầu tư liên tiếp xin rút các dự án bất động sản nghìn tỷ đồng tìm chủ mới
Mới đây UBND tỉnh Thái Nguyên có quyết định thu hồi, chấm dứt hiệu lực chủ2025-04-15Nữ bác sĩ và ký ức không quên khi đứng ở nhà xác nghe báo tin mừng
Người đứng giữa hai bờ cảm xúcĐó là khoảng năm 2009, Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện đề tài “Kết quả thự2025-04-15TP.HCM khu vực nào có giá đất hơn 1 tỷ đồng/m2?
Mới đây, tại Hội thảo “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn TP.HCM”2025-04-15Nữ sinh Nghệ An trở thành thủ khoa khối C năm 2019
Nữ sinh Hoàng Thị Thái Bảo Nghệ An đạt được tổng điểm 28, 75 khối C với Ngữ văn 9,25; Lịch sử 9,75 v2025-04-15Thương bé dân tộc Stiêng thiếu tiền chữa bệnh
-“Nhà em còn một món nợ truyền kiếp chưa trả hết nên làm tới đâu cũng không đủ trả nợ và lãi của món2025-04-15
最新评论