Nhờ tình cảm gia đình, niềm yêu thương của bố mẹ mà bản thân có thể vượt qua được hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống. Dẫu cho mắc sai lầm, vấp ngã, chúng ta vẫn có điểm dựa vững chắc để từ từ đứng lên, làm lại từ đầu hoặc bước tiếp con đường đã chọn.
Nhờ tình yêu đôi lứa, nam nữ chẳng ngại gian khổ, kết duyên vợ chồng và đơm hoa kết trái thành đứa con bé bỏng, yêu quý.
Nhờ niềm say mê, yêu thích công việc, những phát minh vĩ đại của nhân loại đã ra đời như điện năng, tia X.... hay trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật là các tác phẩm bất hủ của nhiều nhà soạn nhạc vĩ đại: Mozart, Beethoven...
Rồi tình cảm cao cả với quê hương, đất nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ Quốc của những người lính dũng cảm, can trường...
Thế đấy, tình yêu khiến những điều kể trên mang theo giá trị nhân văn lớn lao, làm chúng ta sống thật sự có ý nghĩa cho tới khi bản thân về với tổ tiên.
Nhưng tình yêu là gì? Ai tự tin mình “định nghĩa đầy đủ” tình yêu? Mấy lời “chém gió” của các chuyên gia, giáo sư tâm lý đầu ngành chỉ đáng một phần cực nhỏ như muối bỏ bể mà thôi. Đó đơn thuần là ý kiến đánh giá chủ quan dựa trên những tư liệu khách quan được chắt lóc khá tinh tế, tỉ mỉ và cẩn thận giống... nước uống đóng bình.
Lí do ư? Muôn vàn sinh linh trong vũ trụ, làm sao có thể gom hết lại và mặc định cho rằng tình yêu là thế này, thế kia, “thế lọ thế chai”...
Hắn là một trong bao anh hùng như thế. Hiện tại, hắn đang dùng hết thảy sức mạnh cộng sinh lực trong người, bất chấp trả giá, hi sinh cả tính mệnh nhằm hóa giải vụ nổ mà rất có thể sẽ phá hủy Trái Đất thành tro bụi.
***
[“Theo wikipedia”]…
Himalaya là tên gọi một hệ thống núi hùng vĩ ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng. Đó là dãy núi cao nhất thế giới, bao gồm hơn 100 ngọn núi có chiều cao trên 7200m, trong đó có 14 đỉnh núi hơn 8000m, kể cả đỉnh Everest (cao 8848m).
Theo tiếng Phạn, Himalaya mang nghĩa “nơi ở của tuyết”, ngụ ý núi rất cao, chỉ có tuyết mới tồn tại được ở đây.
Dãy Himalaya trải dài từ Tây sang Đông, từ thung lũng sông Indus đến các thung lũng sông Brahmaputra, tạo thành một vòng cung dài 2400 cây số. Chiều rộng kéo dài từ phía Tây khu vực Kashmir - Tân Cương đến phía Đông khu vực Tây Tạng - Arunachal Pradesh.
“Chót vót” ở độ cao 8848m, Everest được xem là “nóc nhà của thế giới” (đỉnh núi cao nhất). Chính điều này đã thôi thúc con người quyết tâm chinh phục.
Vào ngày 29/5/1953, nhà thám hiểm vĩ đại nhất thế kỷ 20, Edmund Hillary là người đầu tiên chinh phục được nó. Từ đó đến nay, rất nhiều nhân vật đã tiếp bước ông đặt chân lên, bao gồm cả phụ nữ và người khuyết tật.
Dọc theo chiếc hố vĩ đại ban đầu để xuống dưới đáy, tại độ sâu gần hai ngàn mét là một vùng không gian có dạng nửa hình cầu, bán kính cả trăm mét. Tại đây, lôi điện trắng xóa, bao trùm toàn bộ thể tích, chẳng thể thấy nổi cái gì.
Chúng cuộn xoáy kịch liệt, hung dữ, bạo ngược tới điên cuồng. Cảm tưởng không sinh vật nào thể tồn tại trước sức mạnh này. Cảnh tượng kinh hồn bạt vía, xem ra thập phần khủng khiếp hơn so với phía trên.
Và hình như... bên trong trung tâm vùng xoáy, nếu khiến cho thời gian trôi chậm đi cả chục chiệu lần thì phải “rất khó khăn” mới “tạm thời” quan sát nổi một thân ảnh đang di chuyển...
Hơn 30 giây trước...
Nơi nào đó cách xa dãy Himalaya...
Mây trời u ám, gió lạnh bốn bề, từng cơn rít gào, lạnh lẽ khôn cùng, cắt da cắt thịt. Cảnh tượng tang tóc càng tăng thêm tâm trạng não nề, sầu buồn, thương cảm. Tận thế tiến tới, còn đâu nữa những niềm vui, tiếng cười khi xưa?