30 năm Mỹ dỡ bỏ cấm vận Việt Nam: Từ cựu thù thành đối tác Chiến lược toàn diện_nhan dinh han quoc

Ngày 3/2/1994,ămMỹdỡbỏcấmvậnViệtNamTừcựuthùthànhđốitácChiếnlượctoàndiệnhan dinh han quoc Tổng thống Mỹ Bill Clinton công bố quyết định bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận thương mại kéo dài 19 năm đối với Việt Nam, bước khởi đầu cho việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Sau khi bỏ cấm vận, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã chuyển Việt Nam từ nhóm Z, tức nhóm bị hạn chế thương mại lên nhóm Y là nhóm ít bị hạn chế thương mại hơn.

Ngày 26/6/1994, Mỹ và Việt Nam đã nhất trí trao đổi các văn phòng đại diện liên lạc nhằm cụ thể hóa việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước. Và ngày 11/7/1995, Tổng thống Bill Clinton đã công bố “bình thường hóa quan hệ” với Việt Nam, đánh dấu trang mới trong lịch sử quan hệ ngoại giao của hai nước. Sáng 12/7/1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đọc tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ
Sự kiện Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận Việt Nam rồi tuyên bố bình thường hóa quan hệ trước hết tạo ra cơ hội cho Việt Nam bình thường hóa quan hệ không chỉ với Mỹ mà còn kết nối với tất cả các nước trên thế giới, trên các lĩnh vực.
Bên cạnh đó, đây cũng là tiền đề để Việt Nam đạt được những thành tựu đối ngoại quan trọng khác như: chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995; gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 1998…

Một trong những yếu tố được nhắc nhiều đến sau khi bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ là thương mại. Ngày 17/10/2001, khi Tổng thống George W. Bush phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, đã mở ra đường phát triển cho quan hệ giao thương giữa hai nước. Quan hệ kinh tế Việt - Mỹ phát triển nhanh chóng.
Tại buổi thảo luận nhân kỷ niệm 30 năm dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại (1994-2024) chiều 2/2, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper khẳng định, sự kiện này đã mở đường cho tất cả các bước phát triển tuyệt vời cho quan hệ kinh tế thương mại Việt - Mỹ.

Kể từ khi lệnh cấm vận thương mại được bãi bỏ năm 1994 và hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995, tính đến năm 2022, kim ngạch thương mại Mỹ và Việt Nam đã đạt 139 tỷ USD, tăng gấp 300 lần so với năm 1995.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ trên thế giới và đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ ở ASEAN. Trong khi đó, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, Mỹ tin tưởng vào tầm quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại sứ Marc Knapper cho biết, trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam năm ngoái, Tổng thống Joe Biden đã cam kết hợp tác và giúp đỡ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và các ngành công nghệ cao khác; hợp tác với Việt Nam xây dựng lực lượng lao động cho thế kỷ 21.
Mỹ cam kết hợp tác, hỗ trợ Việt Nam và đang xem xét công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia và Thành viên Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương Việt Nam cho rằng, quyết định dỡ bỏ cấm vận thương mại của Mỹ với Việt Nam là một quyết định sáng suốt. Sau khi cấm vận thương mại được dỡ bỏ, các ngân hàng và doanh nghiệp đã đồng loạt vào Việt Nam.

Điều quan trọng hơn là sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận, các nhà đầu tư từ các quốc gia khác đã yên tâm đầu tư vào Việt Nam.
Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, trong bối cảnh Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện vào năm ngoái, hai nước cần những dự án và chương trình thực sự, một kế hoạch chi tiết cho mỗi lĩnh vực khác nhau, đồng thời cũng cần một đầu mối chung để theo sát quá trình thực hiện và cung cấp thông tin. Một số lĩnh vực tiềm năng bao gồm đầu tư khởi nghiệp, năng lượng tái tạo, giáo dục, dịch vụ y tế,...
Ông Bùi Quang Minh (từng tham gia Shark Tank Việt Nam), Tổng giám đốc điều hành hệ sinh thái dịch vụ đa ngành Beta Group chia sẻ, khi lệnh cấm vận được bãi bỏ lúc đó ông mới 11 tuổi, sống ở một vùng quê tỉnh Vĩnh Phúc. Ông có cơ hội học thạc sĩ tại Trường đại học Harvard ở Mỹ, cũng như chứng kiến mối quan Việt-Mỹ ngày càng thắt chặt với nhiều thành quả to lớn ở nhiều lĩnh vực.

Ông Minh nhấn mạnh, không chỉ Việt Nam học hỏi được nhiều giá trị từ Mỹ và Mỹ cũng nhận lại được nhiều giá trị từ Việt Nam, trong đó có sự đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa về giá, những điều sẽ có lợi cho cả người dân hai nước.
Ông cảm thấy biết ơn khi sống trong thời kỳ mà mối quan hệ đối tác Việt - Mỹ đem lại cho những người như ông và các thế hệ sau này rất nhiều giá trị, những điều mà cách đây nhiều năm có thể không tưởng tượng được.

Chủ tịch nước: Quan hệ Việt - Mỹ chưa bao giờ phát triển tốt đẹp như ngày nay
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định chưa bao giờ quan hệ giữa Việt Nam - Mỹ phát triển tốt đẹp như ngày nay, hai nước từ cựu thù trở thành Đối tác chiến lược toàn diện.相关文章
Nga pháo kích nhà máy nhiệt điện Ukraine, Anh tặng robot công binh cho Kiev
Theo hãng thông tấn Novosti Donbassa, vụ tấn công đã gây cháy dữ dội tại nhà máy nhiệt điện Vuhledar2025-04-25Chip 4G Qualcomm Snapdragon X20 ra mắt
Qualcomm Snapdragon X20 cho tốc độ tải về lên tới 1.2Gbps trên mạng 4G LTE, mang tới sức mạnh vượt t2025-04-25Dân mạng cười nắc nẻ với bộ tranh: ''Tình yêu không đơn giản'
Sau bộ tranh#SaveTheChickenđược nhiều dân mạng yêu mến, tác giả Trần Tuấn Dũng mới đây tiếp tục cho2025-04-253 nhóm sinh viên PTIT giành giải thưởng cuộc thi Motorola IoT 2017
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) và Công ty TNHH Motorola Solutions Việt Nam vừa tổ ch2025-04-25Thảm sát ở Bình Dương: Nhiều phòng trọ cạnh nhà nạn nhân bị cột dây kẽm
Kẻ giết người lên kế hoạch từ trướcVào khoảng 7h sáng nay, chị Trần Minh Phương (con gái bà Cúc) đi2025-04-25Samsung QLED TV sẽ về Việt Nam trong tháng 4
Samsung dự kiến đem toàn bộ dòng QLED TV mới của hãng về Việt Nam vào tháng 4. Trước đó hãng tổ chức2025-04-25
最新评论