发布时间:2025-04-17 08:26:42 来源:X88Bet 作者:Cúp C1
Hé lộ cảnh đốt 10 đầu ngón tay ám ảnh nhất phim "Nổi gió"
Gần 6 thập kỷ trôi qua,ớNSNDThụyVânvàcảnhđốttayhuyềnthoạiđầyámảnhtrongquotNổigiókết quả giải úc mỗi khi nhắc đến Nổi gió, khán giả vẫn không khỏi rùng mình trước hình ảnh nữ chiến sĩ kiên trung với đôi mắt thép và màn đốt 10 đầu ngón tay đầy bi tráng cũng như tài năng diễn xuất lay động của cố NSND Thụy Vân.
Phân cảnh đốt tay gây chấn động ấy không chỉ là đỉnh điểm của sự tàn bạo mà kẻ thù gây ra, mà còn là biểu tượng cho khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cách mạng.
NSND Thụy Vân trong cảnh đốt 10 đầu ngón tay trong phim "Nổi gió" (Ảnh: Chụp màn hình).
Khi lưỡi kìm sắt lạnh lẽo kẹp chặt từng ngón tay, khi ngọn lửa hung ác liếm láp da thịt, nhân vật Vân do NSND Thụy Vân thủ vai vẫn giữ trọn vẹn sự kiên cường trong ánh mắt.
Thậm chí, trong khoảnh khắc đau đớn tột cùng, chị đã chủ động châm lửa vào những đầu ngón tay còn lại, một hành động thách thức đến nghẹt thở, gieo vào lòng khán giả sự kính phục và nỗi ám ảnh khôn nguôi.
Tối 12/4, chương trình Cine7 - Ký ức phim Việt lên sóng, một lần nữa khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ về bộ phim này, đồng thời hé lộ những câu chuyện hậu trường đầy thú vị và xúc động về quá trình "làm phim thời chiến".
Đặc biệt, những chia sẻ của TS. Ngô Anh Đào - con gái của NSND Thụy Vân - đã mang đến những góc nhìn chân thực và sâu sắc về cảnh quay đốt tay ám ảnh bậc nhất trong lịch sử điện ảnh Việt.
Theo lời kể của TS. Ngô Anh Đào, cảnh quay nhân vật Vân bị địch tra tấn bằng hình thức đốt 10 đầu ngón tay là một yêu cầu đặc biệt từ đạo diễn Huy Thành.
Chị Anh Đào tiết lộ: "Đây là cảnh quay đạo diễn Huy Thành yêu cầu chỉ thực hiện một lần duy nhất, không tập dượt, để giữ trọn cảm xúc chân thực".
Điều này không chỉ cho thấy sự khốc liệt và tính chân thực mà đạo diễn muốn truyền tải, mà còn đặt ra một thử thách không nhỏ cho NSND Thụy Vân.
TS. Ngô Anh Đào cho biết, để tạo hiệu ứng chân thật trên màn ảnh, các chuyên gia hóa trang đã sử dụng biện pháp đặc biệt. Tay của NSND Thụy Vân được quấn băng, đắp thạch cao và đốt bên ngoài. Một người trong đoàn phim đứng sẵn với xô nước để dập lửa ngay khi đạo diễn hô "cắt".
"Khi tôi hỏi: "Mẹ có sợ không?". Mẹ nói: "Không, trong khoảnh khắc đó, mẹ là chị Vân". Câu trả lời ấy cho thấy mẹ tôi đã hòa mình trọn vẹn vào vai diễn, bất chấp hiểm nguy", Anh Đào chia sẻ.
Hậu trường làm phim thời chiến cũng là điểm nhấn được chia sẻ trong chương trình.
Quay tại nông trường Quý Cao, Hải Phòng - nơi tập trung đông đảo đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc - Nổi gióđược dựng lên với sự đồng lòng của bà con.
Mỗi người góp một tay tạo dựng bối cảnh, từ nhà lá, cầu khỉ đến từng cái ghế, từng bộ ấm chén trong nhà. Và thế là một miền Tây sông nước Bến Tre ra đời ngay tại Hải Phòng. Các diễn viên chính của bộ phim như cố NSND Thụy Vân, cố NSND Thế Anh (vai Trung úy Phương) cũng phải dành hàng tháng trời tới Quý Cao thực tế, để tập sống cuộc sống của người Bến Tre.
Nghệ sĩ Thu Hằng - vợ NSND Thế Anh - chia sẻ rằng, đạo diễn Huy Thành từng bỏ 400m phim vì chưa chọn được người vào vai Trung úy Phương ưng ý. Cho tới khi gặp NSND Thế Anh, ông mới thực sự thấy hài lòng.
Nhân vật Trung úy Phương sau này đã trở thành vai diễn để đời, gắn liền với tên tuổi của cố NSND Thế Anh trong lòng nhiều thế hệ khán giả.
TS. Ngô Phương Lan (trái) và TS. Ngô Anh Đào (giữa) chia sẻ trong chương trình "Cine - Ký ức phim Việt" (Ảnh: VTV).
Dịp 50 năm Ngày thống nhất đất nước, xem "Nổi gió" lại nhớ NSND Thụy Vân
Trong những ngày tháng Tư lịch sử, khi cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), việc xem lại những bộ phim kinh điển về chiến tranh cách mạng như Nổi giólại càng trở nên ý nghĩa.
Ở chương trình Cine - Ký ức phim Việt, nhà phê bình điện ảnh, TS. Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam - đã có những nhận định sâu sắc về bộ phim.
Bà nhận xét: "Nổi gióthể hiện rõ "tính nữ" đặc sắc của điện ảnh Việt. Nhân vật Vân không chỉ đại diện cho tình yêu thương và hy sinh, mà còn là biểu tượng của sự bền bỉ, vượt qua gian khó, đúng với phẩm chất phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh".
Dù là người miền Bắc, cố NSND Thụy Vân đã hóa thân xuất sắc vào vai phụ nữ Bến Tre, gợi nhớ đến "đội quân tóc dài" của nữ tướng Nguyễn Thị Định.
Nguyễn Thụy Vân sinh năm 1940 tại Ninh Bình, là sinh viên khóa đầu của điện ảnh Việt Nam, cùng thời với những tên tuổi lớn như NSND Trà Giang, Trần Phương, Lâm Tới.
Với tài năng và tâm huyết, bà đã trở thành biểu tượng của màn ảnh cách mạng.
Một cảnh trong phim "Nổi gió" (Ảnh: Chụp màn hình).
Ngày 16/3/2023, sự ra đi của NSND Thụy Vân sau thời gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư trực tràng đã để lại một khoảng trống lớn trong lòng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và biết bao người yêu mến điện ảnh Việt Nam.
Cuộc đời và sự nghiệp của bà là một hành trình nghệ thuật đáng ngưỡng mộ, với những vai diễn đi vào lịch sử điện ảnh.
Trong đó, nhân vật Vân trong Nổi giólà đỉnh cao sự nghiệp của NSND Thụy Vân, được ghi danh trong cuốn sách 101 bộ phim Việt Nam hay nhất.
Là phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng làm về chiến tranh Việt Nam với bối cảnh miền Nam, Nổi gióđánh dấu cột mốc quan trọng.
Lúc sinh thời, NSND Thụy Vân từng kể về cảnh chèo đò giữa giông bão: "Thuyền chòng chành, sấm đì đoàng trên đầu, tôi lạnh run nhưng phải diễn vẻ mặt rạng rỡ, tay chèo vững vàng".
Đoàn phim đã chờ hơn 1 tháng để có cơn giông thật, và sự tận tụy của bà đã biến cảnh quay thành một bức tranh sống động về tinh thần bất khuất.
Về cảnh đốt tay, lúc sinh thời, bà từng chia sẻ: "Tôi không hiểu sao mình liều đến thế. Tay quấn gạc, thạch cao, bông tẩm dầu hỏa, chỉ có một xô nước để dập lửa. Quay một lần duy nhất, không tập trước. Khi đạo diễn hô "cắt", tôi nhúng tay vào xô nước ngay". Sự can đảm ấy không chỉ dành cho vai diễn, mà còn là minh chứng cho trái tim cống hiến của bà với nghệ thuật.
Ngoài Nổi gió, tên tuổi của cố nghệ sĩ còn gắn liền với nhiều tác phẩm điện ảnh giá trị khác như: Vỹ tuyến 17 ngày và đêm, Sao tháng Tám, Rừng xà nu... Mỗi vai diễn là một dấu ấn riêng, một mảnh ghép làm nên bức chân dung đa sắc màu của một nghệ sĩ tài hoa.
Không chỉ thành công với vai trò diễn viên, NSND Thụy Vân còn khẳng định tài năng của mình trong lĩnh vực đạo diễn. Bộ phim Cơn lốc đendo bà thực hiện năm 1988 đã vinh dự nhận giải đặc biệt tại Liên hoan phim Việt Nam cùng năm, cho thấy sự đa tài và tâm huyết của bà với phim ảnh.
Năm 2019, Thụy Vân đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND, một sự ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp to lớn của bà cho nền điện ảnh nước nhà.
Trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, việc xem lại Nổi gió không chỉ là hành động tri ân lịch sử mà còn là dịp để tưởng nhớ đến những nghệ sĩ tài năng như NSND Thụy Vân, người đã cống hiến cả cuộc đời cho nền điện ảnh nước nhà.
Hình ảnh chị Vân kiên cường với cảnh quay đốt tay "một đúp ăn ngay" sẽ mãi là một dấu ấn không thể phai mờ, một biểu tượng cho "tính nữ" mạnh mẽ và đầy xúc động của điện ảnh Việt Nam.
Sự ra đi của bà là một mất mát lớn, nhưng những vai diễn bất tử của bà sẽ còn sống mãi trong lòng khán giả, tiếp tục truyền lửa cho các thế hệ mai sau.
相关文章
随便看看