您现在的位置是:La liga >>正文
Khi nào có quyền được chết_bóng đá tối nay
La liga7人已围观
简介Được đưa vào viện cấp cứu, ông cụ bắt đầu trải qua những ngày chìm trong hôn mê sâu, cơ thể ở trạng ...
Được đưa vào viện cấp cứu,àocóquyềnđượcchếbóng đá tối nay ông cụ bắt đầu trải qua những ngày chìm trong hôn mê sâu, cơ thể ở trạng thái chết não. Cuộc sống thoi thóp của ông được kéo dài chỉ bằng chiếc máy thở oxy.
Những ngày ông cụ nằm trong bệnh viện, cả gia đình hồi hộp và lo lắng. Mỗi ngày, mỗi giờ trôi qua thật chậm chạp. Một người chị gái trong gia đình khi vào thăm, nhìn thấy máu thỉnh thoảng lại rỉ ra trên khóe miệng của ông cụ, thấy quá thương cho ông và có cảm giác như mình không thể chịu đựng nổi. Chị trao đổi với những người con khác trong gia đình về ý định nhờ bác sĩ điều trị can thiệp để ông cụ có thể được "đi" một cách thanh thản hơn. Mọi người cảm thấy bối rối và phân vân trước ý định của chị.
Tôi nói với các anh chị rằng đề nghị đó sẽ không được bác sĩ nào chấp nhận. Luật không cho phép.
Cuối cùng, ông cụ rồi cũng ra đi theo lẽ tự nhiên nhất, khi nhịp đập của trái tim đã thật sự dừng lại.
Tôi nhớ lại câu chuyện trên khi Tùng, cậu bạn đang là luật sư, chia sẻ thông tin Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa đưa ra một dự luật có liên quan đến quyền được chết (right to die). Dự luật cho phép trợ tử về mặt y tế nhằm hỗ trợ những người đang đối mặt với căn bệnh nan y lúc cuối đời có thể tránh được những nỗi đau hành hạ về thể xác và tinh thần.
An tử, trợ tử và quyền được chết là đề tài mà tôi và Tùng từng rất quan tâm và dành thời gian tìm hiểu khá nhiều khi còn ngồi trên ghế giảng đường luật khoa.
Cho tới nay, chỉ có một số nước ở châu Âu như Thụy Sĩ, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Tây Ban Nha và một số bang ở Mỹ cho phép công dân thực hiện quyền được chết với một số điều kiện nhất định. Nếu dự luật của Tổng thống Emmanuel Macron được Quốc hội thông qua vào tháng sau, Pháp sẽ là nước tiếp theo trong danh sách không nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận hợp pháp hóa quyền được chết của công dân.
Hiện tại, bệnh nhân người Pháp nếu muốn thực hiện quyền được chết êm ái một cách chính đáng, họ chỉ có thể tìm đến những nước láng giềng ở châu Âu kể trên bằng cách đi du lịch.
Việt Nam nằm trong số đông những quốc gia chưa luật hóa quyền được chết.
Thực tế, những vấn đề về an tử, trợ tử và quyền được chết cũng từng được đưa ra thảo luận trong chương trình nghị sự tại các kỳ họp của Quốc hội khóa XI (2004-2005). Tuy nhiên, số lượng đại biểu giơ tay ủng hộ không đủ để thông qua các đề xuất đưa quyền được chết vào dự thảo bộ luật dân sự lúc đó. Đa số đại biểu cho rằng các vấn đề ấy còn quá mới mẻ và nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa và đạo lý sống của người Việt.
Quan điểm ấy vẫn được giữ nguyên tại các diễn đàn quốc hội sau này, ngay cả lúc Hiến pháp được thay đổi vào năm 2013 và Bộ Luật Dân sự mới 2015 được thông qua. Còn bên ngoài đời sống xã hội, những cuộc tranh luận nên hay không nên chấp nhận quyền được chết của công dân đến nay vẫn còn chưa ngã ngũ giữa các chuyên gia ngành y và luật học trong suốt nhiều năm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam thuộc danh sách các nước có tỷ lệ mắc bệnh nan y, đặc biệt là ung thư có thứ hạng cao trên toàn cầu. Năm 2023, tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam là 73,5%, trong khi của thế giới ở mức 59,7%, các quốc gia đang phát triển 67,9%. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận có 200.000 ca mắc mới, số ca tử vong lên đến 82.000 trường hợp.
Ung thư cũng là một trong những căn bệnh gây nhiều đau đớn cho con người nhất, theo kinh nghiệm của các bác sĩ.
Hai người bạn của tôi đã lần lượt qua đời vì bệnh ung thư cách đây vài năm khi vẫn còn đang ở độ tuổi trung niên. Họ thật sự là những con người rất can cảm, nhiều nghị lực, kiên trì chống chọi lại bệnh tật suốt nhiều năm liền. Thế nhưng, căn bệnh quái ác cứ dần mòn giết chết thể xác và tâm hồn của họ, những con người đang trong giai đoạn rất nhiệt huyết và còn nhiều khát vọng. Những cơn đau đớn đến tột cùng và dai dẳng khi căn bệnh đã ở vào giai đoạn cuối mà những người bạn của tôi phải chịu đựng khiến những người thân trong gia đình thật sự cảm thấy vô cùng xót xa.
Trong những khoảnh khắc tuyệt vọng, có người thân của các bạn không kìm nén được cảm xúc, đã phải thốt lên giá như có cách nào đó giải thoát cho người thân yêu của họ khỏi những đớn đau trong một cơ thể đang bị tàn phá.
Cách giải thoát đó, phải chăng là cánh cửa cần được mở ra từ phía luật pháp? Tôi tự hỏi.
Lằn ranh phân biệt giữa tội lỗi và tính nhân đạo trên mạng sống con người đang còn quá mong manh trong những trường hợp đã cận kề với cái chết. Luật pháp cho con người quyền được sinh ra và quyền mưu cầu hạnh phúc nhưng lại chưa cho họ được quyền kết thúc cuộc đời của chính mình khi đang phải trải qua quá nhiều sự đau đớn trong thể xác và tâm hồn.
Bởi lẽ, hạnh phúc cuối đời có khi chính là được ra đi trong sự bình yên và êm ái.
Hà Đức Trí
Tags:
转载:欢迎各位朋友分享到网络,但转载请说明文章出处“X88Bet”。http://user.rgbet01.com/html/154c399534.html
相关文章
Bắt quả tang nữ nhân viên massage đang bán dâm ở Đà Nẵng
La ligaTheo điều tra, qua công tác nắm địa bàn, các trinh sát hình sự phát hiện cơ sở massage Hưng Đại Phát ...
【La liga】
阅读更多Tia hy vọng mong manh của bé gái mắc bệnh ung thư máu
La ligaNgười mẹ trẻ chỉ biết ôm con thật chặt trong vòng tay của mình. Chị không muốn con phải chứng kiến c ...
【La liga】
阅读更多Đơn thư bạn đọc đầu tháng 10/2011
La liga- VietNamNet đã nhận được đơn thư của các bạn đọc và chúng tôi xử lí như sau.TIN BÀI KHÁC49000 doanh ...
【La liga】
阅读更多
热门文章
- Video Ajax 0
- Thanh Hóa thí điểm dạy học trực tuyến khối THCS và THPT trong thời gian nghỉ phòng dịch covid
- 151 lưu học sinh Lào tự ý rời khỏi ký túc xá: 149 em đã về nước
- Trường ngoài công lập của Hà Nội được thu tiền hỗ trợ học online trong khi nghỉ phòng covid
- Tầm nhìn không giới hạn từ tòa tháp Bahamas
- Quang Hải và những gợi ý từ… Messi Thái Lan