您的当前位置:首页 >Cúp C2 >Trải nghiệm học Văn ở nước Mỹ của 10X từng giành giải Nhất quốc gia_kqbd bô đao nha 正文
时间:2025-04-01 06:04:08 来源:网络整理编辑:Cúp C2
Tin thể thao 24H Trải nghiệm học Văn ở nước Mỹ của 10X từng giành giải Nhất quốc gia_kqbd bô đao nha
Phạm Hồ Uyên Linh (sinh năm 2000) là cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM). Linh từng giành giải Nhất môn Văn học sinh giỏi quốc gia năm lớp 11 và giải Nhì quốc gia năm lớp 12.
Sau khi tốt nghiệp,ảinghiệmhọcVănởnướcMỹcủaXtừnggiànhgiảiNhấtquốkqbd bô đao nha nữ sinh giành học bổng toàn phần theo học hai ngành Văn học so sánh và ngành Ngôn ngữ và Văn học tiếng Trung tại Trường ĐH Iowa (Mỹ).
Iowa vốn là thành phố thứ 3 của thế giới sau Edinburgh (Scotland) và Melbourne (Úc), cũng là thành phố đầu tiên của nước Mỹ được UNESCO công nhận là Thành phố văn chương.
Những trải nghiệm tại ngôi trường công lập hàng đầu nước Mỹ đã cho Linh cách nhìn nhận khác về việc dạy và học môn Văn.
![]() |
Phạm Hồ Uyên Linh là sinh viên ngành Văn học so sánh và ngành Ngôn ngữ và Văn học tiếng Trung tại Trường ĐH Iowa (Mỹ). |
Giảng viên không dạy cách cảm nhận một tác phẩm văn học
Khi tôi quyết định đi du học ngành Văn ở nước Mỹ, không ít người đã rất ngạc nhiên. Nhưng Iowa giống như một nam châm ma lực hấp dẫn hầu hết tất cả những người yêu và viết văn trên toàn thế giới. Khi theo học, không ít trải nghiệm ở đây khiến tôi hứng thú và bất ngờ.
Trước đây, tôi từng là học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ Văn tại Việt Nam với 2 năm liên tiếp đều đoạt giải. Từng là người có điểm cao nhất cả nước, nhưng điểm số khi ấy của tôi vẫn chỉ đạt 18/20, tức chưa phải là mức điểm tuyệt đối.
Ở Việt Nam, dù trong các bài kiểm tra thông thường hay bất kỳ cuộc thi nào đó, rất hiếm khi học sinh có thể đạt được điểm tuyệt đối ở môn Văn.
Nhưng ở Mỹ lại khác, học sinh hoàn toàn có thể giành được điểm tuyệt đối mà không cần phải viết đúng theo barem nào cả. Giáo viên Mỹ cũng không chấm điểm cho học sinh theo ý. Chỉ cần bài viết có chất văn, lập luận sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục, người học hoàn toàn có thể đạt điểm A hay A+ dù điều đó có thể đối lập với quan điểm của số đông hay bày tỏ suy nghĩ khác với thầy cô.
Học sinh được khuyến khích nói ra suy nghĩ của mình, kể cả đó là suy nghĩ, quan điểm khác biệt.
Linh là là cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Suốt những năm cấp 3, chúng tôi quen với hình ảnh người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu phải là người lam lũ, cam chịu. Tất cả những phân tích, cảm nhận khác với điều đó đều được cho là không đúng.
Nhưng thực tế, không có cảm nhận nào là hoàn toàn đúng cho một tác phẩm văn học, kể cả đó là ý kiến của các nhà phê bình, thì cũng không có giá trị tuyệt đối. Ép học sinh vào một lối nghĩ sẵn có sẽ làm học sinh mất dần tư duy văn chương độc lập, khả năng tư duy logic và diễn giải thuyết phục.
Một điểm khá thú vị, khi viết văn ở Mỹ, chúng tôi hoàn toàn có thể mở tài liệu để tìm dẫn chứng. Điều này hoàn toàn khác với ở Việt Nam, học sinh phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ dẫn chứng trong một tác phẩm văn học.
Muốn học được môn Văn, phải “ngốn” số lượng sách khổng lồ
Học Văn nên dĩ nhiên, số lượng tác phẩm văn học mà chúng tôi phải đọc tương đối nhiều. Thông thường, mỗi tuần, thầy cô sẽ đưa ra số lượng tác phẩm, thể loại cụ thể sinh viên cần phải đọc. Chúng tôi cũng được phép đề xuất những tác phẩm mình mong muốn.
Sinh viên sẽ phải đọc toàn bộ tác phẩm được giao trước khi đến lớp. Tất nhiên, đọc không có nghĩa là đọc lướt cho xong mà còn phải cảm nhận và tìm được điểm hay/chưa hay ở tác phẩm ấy. Khi đến lớp sẽ chỉ là những cuộc thảo luận cởi mở, sôi nổi về sự cảm nhận sau khi đã đọc xong tác phẩm.
Mỗi người hoàn toàn có thể nêu ý kiến cảm nhận khác nhau. Nhiệm vụ của giảng viên chỉ là đặt câu hỏi để đảm bảo cuộc thảo luận có trọng tâm và giúp sinh viên củng cố vững chắc lập luận chứ không phải ngồi giảng giải, càng không phải là đọc để sinh viên chép lại nội dung phân tích của mình.
Tất cả ý kiến đều sẽ được ghi nhận và giáo viên là người thống nhất một số kết luận chung, nhưng mỗi người vẫn được giữ quan điểm của riêng mình. Các sinh viên có thể ghi chép lại tất cả cuộc thảo luận của các bạn và thầy cô.
Một điểm đặc biệt, ở Mỹ rất đề cao việc đọc. Kỳ trước, chỉ tính riêng lớp “Văn học thế giới toàn cầu”, tôi đã phải đọc tới 15 cuốn sách. Trong khi đó, mỗi kỳ, sinh viên cần lấy từ 4 – 6 lớp.
Năm ngoái, có 1 học kỳ tôi đã thử ghi chép lại tên những cuốn sách mình đã đọc. Thật bất ngờ, nguyên một học kỳ đó, tôi đã đọc được tới 62 – 65 quyển sách.
Nhưng điều này khá bình thường ở “thành phố văn chương”. Tại đây, bước ra ngoài đường, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thấy ai cũng đang đọc sách. Ví dụ, ngồi trên xe bus, mọi người sẽ chọn đọc sách thay vì nghịch smartphone.
Sẽ không bị lạc loài khi bạn tự nhiên bắt chuyện với một người lạ và nói rằng: “Đây là cuốn sách mà tôi rất yêu thích”.
Trong thành phố, tôi cũng không thể đếm nổi có bao nhiêu hội nhóm liên quan đến hoạt động đọc sách. Thậm chí, ngay tại hội sinh viên Việt Nam trong Trường ĐH Iowa của tôi cũng có một câu lạc bộ đọc sách riêng. Thời điểm nghỉ hè, sinh viên vẫn thường gặp nhau mỗi tuần để trao đổi về cuốn sách mình đang đọc.
Bởi vậy, học ở Iowa, người học cũng được thúc đẩy việc đọc để không bị “thụt lùi”.
Nhiều cách kiểm tra lý thú
Ở mỗi môn học, người học sẽ phải tham gia một số bài kiểm tra theo những cách thức khác nhau, nhưng hầu hết đều đòi hỏi sự sáng tạo của người học.
Ví dụ, tôi từng tham gia lớp “Phụ nữ trong văn học tiền hiện đại ở Đông Á”. Sau khi đọc 4 – 5 tác phẩm, chúng tôi được yêu cầu phải làm một bài kiểm tra: “Viết lại tác phẩm văn học trong bối cảnh thời kỳ hiện đại”.
Trong những tác phẩm tiền hiện đại của Đông Á, nhiều nhân vật không có tên, có tuổi. Ngay cả khi chuyển sang thời hiện đại, nếu người viết đặt cho nhân vật đó một cái tên thì cũng phải giải thích được lý do vì sao mình lại đặt cho họ một cái tên như thế.
Những bài kiểm tra này chủ yếu bắt sinh viên phải lý giải “tại sao lại có suy nghĩ như vậy” hơn là kiểm tra khả năng ghi nhớ.
Hay ở trong lớp “Văn học Nga”, sau khi đọc xong các tác phẩm bất hủ của Lev Tolstoy hay Dostoyevsky, chúng tôi phải làm bài tập là: “Tưởng tượng Lev Tolstoy và Dostoyevsky gặp nhau trong lúc hai ông đang viết các tác phẩm của mình. Khi đó, họ sẽ đánh giá tác phẩm của nhau như thế nào?”.
Còn trong lớp “Văn học thế giới”, sau khi đọc xong một tác phẩm bất kỳ, giảng viên sẽ yêu cầu chúng tôi làm một dự án sáng tạo. Trong lớp tôi, có bạn chọn làm về thơ Trung Quốc. Vì “thi trung hữu họa” nên bạn ấy đã vẽ một bức tranh và đề từ cho bức tranh đó dựa trên bài thơ mà mình đã đọc. Điều đó làm giáo viên vô cùng thích thú.
Hồi năm thứ 2, tôi có theo học một lớp có tên gọi “Văn chương thế giới ngày nay”. Trong lớp học đó, chúng tôi đã được học tới 40 nhà văn đến từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi ngày, sẽ có một giảng viên giảng dạy một chuyên đề khác nhau, ví dụ dạy học sinh cách viết, cách đọc sách hay xuất bản sách ở quốc gia của họ.
Kết thúc môn, bài tập của chúng tôi là lựa chọn và phỏng vấn một nhà văn bất kỳ trong số 40 nhà văn đó, sau đó viết về một chủ đề mà mình quan tâm.
Rất nhiều lĩnh vực thời sự đã được sinh viên lựa chọn để viết. Điều đó vừa cho phép người học nói lên quan điểm, ý kiến riêng của bản thân, đồng thời cũng khiến người dạy cảm thấy hứng thú với tiết học, vì chính họ cũng đã học được rất nhiều thứ từ sinh viên.
Thúy Nga(Ghi)
Giáo dục 'cá nhân hóa', cũng như giúp trẻ xây dựng nhân cách từ lứa tuổi tiểu học là những điều khiến cô giáo trẻ người Việt ở xứ Kiwi cảm thấy hứng thú.
Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Delhi FC, 18h00 ngày 28/3: Cửa dưới ‘tạch’2025-04-01 14:17
Viettel suýt gây bất ngờ Cúp C1 châu Á: đến lúc nghĩ về biển lớn?2025-04-01 13:42
Cận cảnh UAV Ukraine truy đuổi xe tăng Nga2025-04-01 13:36
Bó cáp kết thòng lọng người dân khiếp sợ, điện lực làm thinh2025-04-01 13:23
Mỹ nhân Việt giấu chuyện bầu bí mặc đồn đoán rồi đột ngột công bố có con2025-04-01 12:54
Vụ Châu Việt Cường: Công an truy tìm cô gái còn lại trong tiệc ma túy2025-04-01 12:46
EU sẽ chấm dứt phí roaming từ 1/7/20142025-04-01 12:44
Park Yoo Chun bị tố dụ dỗ fan nữ2025-04-01 12:31
Bạn trai cũ của Goo Hara gây phẫn nộ với hành động sau khi bạn gái qua đời2025-04-01 12:18
Nhận định, soi kèo PSBS Biak Numfor vs Persik Kediri, 15h30 ngày 21/2: Tiếp tục gieo sầu2025-04-01 11:57
Kẻ gây nổ ở Cục thuế Bình Dương bị phạt 11 năm tù2025-04-01 14:04
Mỹ nói viện trợ cho Ukraine đang giảm dần, Hungary từ chối hỗ trợ cho Kiev2025-04-01 14:02
Soi kèo góc AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/22025-04-01 13:56
Chuyện ít biết về kiều nữ học lớp 5 cầm đầu đường dây đánh bạc 2.000 tỷ2025-04-01 13:35
Hải Dương tái lập BV dã chiến, tiếp nhận 300 F1 từ BV K Trung ương2025-04-01 12:55
Sang Lê tổ chức sinh nhật trên bãi biển cùng con gái cưng2025-04-01 12:53
G7 bất đồng về việc áp lệnh cấm kim cương Nga2025-04-01 12:35
Thêm một sếp nữ 72 tuổi nhận lương nửa tỷ đồng mỗi tháng2025-04-01 12:01
Tuyên Quang là tỉnh thứ 27 ghi nhận ca mắc Covid2025-04-01 11:55
Rapper 50 Cent bị bắt vì văng tục trên sân khấu2025-04-01 11:47