Người đàn ông bị sán tấn công phổi sau khi ăn món gỏi cua đặc sản_tysobongda tructuyen

Ngày 10/8,ườiđànôngbịsántấncôngphổisaukhiănmóngỏicuađặcsảtysobongda tructuyen PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm vừa điều trị trường hợp sán lá phổi sau khi ăn món gỏi cua sống.
Bệnh nhân là nam giới, 31 tuổi ở Điện Biên, được chuyển đến Trung tâm hôm 31/7 trong tình trạng tràn dịch/tràn khí màng phổi.
Khai thác tiền sử, bệnh nhân cho biết trước đó khoảng 1 tháng có lên chơi nhà bạn ở Lai Châu. Tại đây, anh có ăn món gỏi cua sống đặc sản.
Sau vài tuần, bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, sút cân, buồn nôn, khi hoạt động gắng sức cảm thấy bị khó thở, đuối sức và ho, đã đi khám nhưng không rõ bệnh.

Hình ảnh phim chụp trên bệnh nhân sán lá phổi (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Khi đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới, các bác sĩ nghi ngờ nhiễm sán nên chỉ định xét nghiệm tìm sán. Kết quả bệnh nhân dương tính với loại Paragonimus (sán lá phổi).
Sau khi được điều trị bằng thuốc tẩy sán, bệnh nhân nhanh chóng ổn định, sau vài ngày nằm viện các triệu chứng đã hết, được xuất viện.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, sán lá phổi là bệnh do ký sinh trùng Paragonimus westermani gây ra có thể gặp ở mọi lứa tuổi, những người có thói quen ăn đồ gỏi, đồ sống chưa nấu chín.
Tại Việt Nam, bệnh hay gặp ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La… Đây là những địa phương có tập quán ăn món tôm, cua sống (ăn gỏi hoặc nướng chưa chín).

Bệnh nhân được xác định nhiễm sán lá phổi sau khoảng 1 tháng ăn món gỏi cua (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Trong món tôm, cua sống tồn tại ấu trùng sán lá phổi. Khi xâm nhập vào cơ thể người theo đường ăn uống, ấu trùng sán lá phổi sẽ xâm nhập qua thành ruột non, vào khoang bụng, sau đó xuyên qua cơ hoành đi lên phổi và tồn tại ở nhu mô phổi.
Sán lá phổi trưởng thành sẽ đẻ trứng và trứng theo đờm ra ngoài hoặc người nuốt đờm trứng sẽ xuống đường tiêu hóa để ra ngoài theo phân.
Khi trứng sán lá phổi bị đào thải ra ngoài rơi xuống nước lại nở thành ấu trùng lông, ấu trùng sẽ xâm nhập vào ốc rồi ký sinh ở cua và tôm.

Loại cua suối là nơi ký sinh ưa thích của ấu trùng sán lá phổi (Ảnh: Hồng Hải).
Sau một thời gian nhiễm ấu trùng sán lá phổi, bệnh nhân sẽ bị đau ngực, ho kéo dài, ho ra cả đờm lẫn máu, sút cân và dẫn đến suy kiệt, thậm chí tử vong.
BS Cường nhấn mạnh: Vì ho ra máu, ho tức ngực nên rất nhiều chẩn đoán nhầm sang các loại bệnh khác như lao, viêm phổi, hay u phổi.
BS Cường khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người dân ở vùng núi, nên ăn chín uống sôi, không ăn đồ sống, nhất là gỏi tôm, gỏi cua…
Nếu xuất hiện các triệu chứng như ho kéo dài, khó thở, ho, đau ngực cũng cần làm thêm các chỉ định tìm sán, để tránh nhầm lẫn sang với các bệnh phổi khác.
相关文章
Hồng Duy làm nghĩa cử đẹp với đàn em ở giải U19 QG
Đội trưởng Hồ Văn Duy Bảo của U19 Đà Nẵng chính là cầu thủ đã bị gãy chân trong trận đấu với U19 HAG2025-04-03Lào Cai đề xuất tiếp tục cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ đến 15/3
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, sau khi trao đổi và thống nhất với Sở Y tế, Sở2025-04-03Xác định 4 đội vào bán kết giải U11 toàn quốc
Chiều ngày 1/8, tại nhà thi đấu tỉnh Đắk Lắk diễn ra vòng tứ kết Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn qu2025-04-03Một cái tát vợ, hệ lụy thế nào?
Do mâu thuẫn nên vợ chồng tôi đã cãi nhau, vì không kiềm chế được bản thân nên tôi đã tát cô ấy một2025-04-03Mạng vệ tinh: giải pháp cho nông thôn
Mạngvệ tinh: giải pháp cho nông thônVệ tinh có thể trở thành giải pháp giúp nông dân kết nối Interne2025-04-03Cảnh khốn cùng của gia đình nghèo có hai con bệnh bại não
- Con trai đầu lòng bị bại não, niềm khao khát có được đứa con lành lặn của vợ chồng chị Hoài tiếp2025-04-03
最新评论