Sáng 18/4,ơnđoànđạibiểuquốctếthamdựLễkỷniệmnămGiảiphóngmiềtrận cầu tối nay tại Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (Hà Nội), Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023-2025) đã tổ chức họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Ông Lê Hải Bình - Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch - chia sẻ tại sự kiện (Ảnh: Nam Nguyễn).
Tại sự kiện, ông Lê Hải Bình - Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch - nhấn mạnh, sự kiện ngày 30/4/1975 đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khi đất nước được hoàn toàn giải phóng và thống nhất.
Đây là thành quả của cuộc đấu tranh hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam, được sự ủng hộ và hỗ trợ của bạn bè quốc tế, qua đó khẳng định ý chí và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
"Trong 50 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh… và nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Đất nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai", ông Hải Bình nói.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết thêm, sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhận được sự quan tâm và hưởng ứng rất tích cực từ phía các đại biểu quốc tế.
Đến nay, có hơn 20 đoàn đại biểu quốc tế xác nhận tham dự sự kiện, trong đó có 3 đoàn cấp cao, 5 đoàn cấp Bộ trưởng trở lên, 15 chính đảng ở các châu lục khác nhau, trong đó có những lãnh đạo các cấp của các chính đảng này.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, lần đầu tiên sẽ có khối diễu hành của đoàn kiều bào tiêu biểu gồm 120 người tại TPHCM (Ảnh: Nam Nguyễn).
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng thông tin thêm, trong sự kiện sẽ có khối diễu hành của đoàn kiều bào tiêu biểu gồm 120 người. Cùng với đó, dự kiến có hơn 100 đại biểu kiều bào từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ được lựa chọn, tham dự vào sự kiện quan trọng này.
"Các kiều bào cũng đang trong quá trình luyện tập để ghép khối, sơ duyệt và tổng duyệt. Lần đầu tiên có khối diễu hành của các kiều bào, thành phần phong phú, không chỉ có những người đóng góp to lớn cho sự nghiệp thống nhất đất nước mà còn các bạn trẻ tiêu biểu, doanh nhân, nghệ sĩ…
Sự kiện hứa hẹn sẽ để lại ấn tượng sâu sắc với bạn bè quốc tế và có ý nghĩa quan trọng không chỉ với nhân dân Việt Nam mà còn với nhân dân thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay", bà Lê Thị Thu Hằng chia sẻ.
Ngoài ra, cũng có một số cựu phóng viên chiến trường, phóng viên kiều bào, nhiều cá nhân tiêu biểu ở nước ngoài đã có đóng góp trong phong trào phản chiến cũng tham dự sự kiện.
Ban tổ chức đã mời thân nhân của ông Morrison, một công dân Mỹ đã tự thiêu trước Nhà Trắng để phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam vào tháng 11/1965, nhân vật quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Nam nhờ bài thơ Emily, con ơi của Tố Hữu.
Ngoài ra, TPHCM cũng đã nhận được sự xác nhận tham dự của hơn 20 địa phương kết nghĩa.
Bà Trần Thị Diệu Thúy - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - thông tin thêm, sự kiện có tổng khách mời từ trung ương, quốc tế tới dự là hơn 6.000 người. Ngoài ra còn khối đứng khoảng 10.000 người, trong đó có đông đảo bà con đứng ở các tuyến đường theo dõi sự kiện.
Chương trình diễu binh, diễu hành do Bộ Quốc phòng chủ trì bao gồm 4 khối diễu hành của khối nghi trượng; 36 khối diễu binh; 12 khối diễu hành. Dự kiến có khối diễu binh của Lào và Campuchia trong lễ kỷ niệm.
Sự kiện cũng có 7 xe buýt 2 tầng gồm 1 xe chở các Anh hùng lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt Nam anh hùng, 6 xe còn lại chở các cựu chiến binh từ 62 tỉnh, thành.
Bà Thúy cho biết, TPHCM đang vào mùa nóng nhưng có thể cũng có mưa vì vậy Ban tổ chức cũng chuẩn bị rạp, mái che cho công tác chung, còn diễn binh, diễn hành vẫn diễn ra bình thường nếu có mưa.
Bà Trần Thị Diệu Thúy - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - chia sẻ tại sự kiện (Ảnh: Nam Nguyễn).
Ban tổ chức cho biết, tại TPHCM sẽ diễn ra các hoạt động trọng điểm sau:
Chương trình Lễ kỷ niệm cấp quốc gia được tổ chức vào lúc 6h30 ngày 30/4, tại tuyến đường Lê Duẩn, quận 1 và một số tuyến đường trung tâm TPHCM.
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình TPHCM và các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương.
Trước đó, vào ngày 29/4, TPHCM tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Từ ngày 19/4 đến ngày 30/4, tại TPHCM diễn ra chuỗi hoạt động chào mừng, gồm: Lễ hội Sắc màu Thành phố Bácvới điểm nhấn là trình diễn nghệ thuật 3D mapping (kỹ thuật độc đáo kết hợp ánh sáng và hình ảnh động) tại mặt tiền trụ sở UBND TPHCM kết hợp ánh sáng, âm thanh và nhạc giao hưởng - hợp xướng.
Đặc biệt, đêm 19/4 trình diễn 2.000 thiết bị bay không người lái (drone), kết hợp pháo hoa nghệ thuật thắp sáng bầu trời thành phố, mang lại trải nghiệm ngoạn mục cho khán giả.
Triển lãm điện ảnh Âm vang đại thắng mùa Xuân 1975, với 300 ảnh tư liệu quý, chiếu phim cộng đồng vào đêm 27 và 28/4, tại sân khấu Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt Ngày hội Thống nhất non sôngđược tổ chức và truyền hình trực tiếp trên toàn quốc tại Hội trường Thống nhất, Quận 1, TPHCM vào tối 30/4.
Chương trình nghệ thuật ngoài trời Đất nước trọn niềm vui diễn ra vào ngày 20/4, tại Hội trường Thống Nhất. Chương trình hòa nhạc đặc biệt chủ đề Bản giao hưởng Hòa bìnhdiễn ra vào tối 21/4 tại Nhà hát TPHCM.
Cầu truyền hình cấp quốc gia Vang mãi khúc khải hoànvào ngày 27/4, tại điểm cầu TPHCM. Chương trình nghệ thuật đặc biệt do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với TPHCM tổ chức diễn ra vào ngày 29/4, tại phía trước Hội trường Thống Nhất…
顶: 93263踩: 5
评论专区